Thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ trong lĩnh vực giáo dục

Thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ trong lĩnh vực giáo dục được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Nguyễn Trần Minh Vy, sống tại Tp.HCM, hiện đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Tôi đang tìm hiểu về thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ trong lĩnh vực giáo dục. Cho tôi hỏi thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ trong lĩnh vực giáo dục quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)   

Thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ trong lĩnh vực giáo dục được quy định tại Khoản 7 Điều 29 Nghị định 79/2015/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực dạy nghề như sau: 

Trường đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc, gồm:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.

8. Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc, gồm:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ trong lĩnh vực giáo dục. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 79/2015/NĐ-CP.

Trân trọng! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào