Các hình thức xếp loại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định thế nào?

Các hình thức xếp loại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định ra sao? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Đại học Luật TP.HCM. Hiện tại, em đang tìm thông tin về vấn đề đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản. Anh chị cho em hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành, sau khi tiến hành kiểm tra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên sẽ được đánh giá, xếp loại theo những hình thức nào? Nội dung này do văn bản nào điều chỉnh? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Cảm ơn anh chị rất nhiều! Nguyễn Thị Hòa(0908****)

Các hình thức xếp loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp được quy định tại Điều 8 Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Theo đó:

1. Loại A (tốt): Áp dụng đối với cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

2. Loại B (đạt): Áp dụng đối với các cơ sở cơ bản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; vẫn còn một số sai lỗi nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.

3. Loại C (không đạt): Áp dụng đối với các cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Tiêu chí xếp loại cụ thể cho từng loại hình cơ sở được quy định tại Biên bản kiểm tra ban hành kèm theo Thông tư này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các hình thức xếp loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào