Tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quy định như thế nào?

Tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề muốn hỏi như sau: Tôi hiện đang làm việc tại một đơn vị đường sắt, thuộc Tp.HCM. Tôi rất quan tâm tới các quy định về giải quyết tai nạn giao thông đường sắt đô thị. Cho tôi hỏi: Tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!

Tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn giao thông đường sắt đô thị được hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư 74/2015/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, theo đó:

1. Khi tai nạn xảy ra trên đường sắt đô thị, lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn (nếu đoàn tàu vận hành ở chế độ lái tự động không có lái tàu) phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu của Trung tâm điều hành vận tải đường sắt đô thị đó tổ chức phòng vệ khu vực xảy ra tai nạn và nhân viên điều độ chạy tàu báo cho các đoàn tàu phía sau dừng tàu.

2. Lái tàu, nhân viên hỗ trợ an toàn sau khi báo cáo tình hình tai nạn cho nhân viên điều độ chạy tàu phải tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn, đặt pháo phòng vệ với khoảng cách đặt pháo từ 200 m đến 500 m, trấn an tinh thần cho hành khách trên tàu.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn giao thông đường sắt đô thị, được quy định tại Thông tư 74/2015/TT-BGTVT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào