Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngoại giao được quy định như thế nào?

Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Hiện tại, em đang làm một đề tài tốt nghiệp liên quan đến lĩnh vực ngoại giao. Em có tìm hiểu qua một số tài liệu và rất thắc mắc: những chồng chéo trong hoạt động thanh tra được xử lý như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Trần Bảo Thy (email: thy***@gmail.com, sdt: 098322****).

Việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra đã được quy định cụ thể tại Điều 18 Nghị định 17/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra Ngoại giao.

Theo đó, việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra  được quy định như sau:

1. Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra Bộ với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra Ngoại giao với các cơ quan thanh tra của địa phương, trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét khi cần thiết.

2. Kế hoạch thanh tra của cơ quan cấp dưới nếu có sự chồng chéo với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cơ quan cấp trên.

3. Chánh Thanh tra Sở báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra với các cơ quan thanh tra tại địa phương và báo cáo Thanh tra Bộ trong hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 17/2014/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào