Nội dung phối hợp công tác công tác giữa các cơ quan trong việc phòng chống vi phạm về môi trường

Nội dung phối hợp công tác công tác giữa các cơ quan trong việc phòng chống vi phạm về môi trường được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Minh, đang sinh sống ở Hòa Bình, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi nội dung phối hợp công tác công tác giữa các cơ quan trong việc phòng chống vi phạm về môi trường được quy định thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Tuấn Minh_091**)

Nội dung phối hợp công tác công tác giữa các cơ quan trong việc phòng chống vi phạm về môi trường được quy định tại Điều 13 Nghị định 105/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, theo đó, nội dung phối hợp được quy định như sau:

1. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác liên quan đến công tác phối hợp.

2. Trao đổi thông tin, tài liệu về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

3. Tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

4. Kiểm tra, phát hiện, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

5. Kiểm định, giám định, phân tích, quan trắc phục vụ xác minh, phát hiện xử lý tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

6. Huy động người, phương tiện để ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

7. Khắc phục các sự cố môi trường, bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

8. Sơ kết, tổng kết công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

9. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân bảo vệ môi trường; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

10. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường.

11. Hoạt động hợp tác quốc tế.

12. Các hoạt động phối hợp khác có liên quan.

Trên đây là quy định về nội dung phối hợp công tác công tác giữa các cơ quan trong việc phòng chống vi phạm về môi trường. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 105/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Môi trường

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào