Vị trí và chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định như thế nào?

Vị trí và chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về trồng trọt và bảo vệ thực vật là gì? Nhờ ban biên tập tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

Vị trí và chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định như thế nào?

Tại Điều 1 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

Vị trí và chức năng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý.

Vị trí và chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định như thế nào?

Vị trí và chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về trồng trọt và bảo vệ thực vật là gì?

Tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về trồng trọt và bảo vệ thực vật như sau:

Về trồng trọt và bảo vệ thực vật
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện hoạt động trồng trọt; phát triển vùng cây trồng, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hoá và sạt lở đất; xây dựng lộ trình và hướng dẫn cấp mã số vùng trồng trên phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng ngân sách cho các chương trình phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh trên thực vật;
c) Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu cây trồng; canh tác, kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch, bảo quản; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt hàng năm; ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc;
d) Chỉ đạo kiểm tra việc thu thập, lưu trữ, bảo tồn, khai thác nguồn gen cây trồng theo quy định của pháp luật;
đ) Quản lý nhà nước về phân bón theo quy định của pháp luật;
e) Quản lý nhà nước về giống cây trồng nông nghiệp, về kiểm dịch thực vật, bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.

Về trồng trọt và bảo vệ thực vật thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn như đã nêu trên.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chăn nuôi và thú y là gì?

Tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về trồng trọt và bảo vệ thực vật như sau:

Về chăn nuôi và thú y
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi; thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi; xây dựng và trình Chính phủ ban hành danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và cấm xuất khẩu; quy định tiêu chí và công nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng ngân sách cho các chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật;
c) Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu vật nuôi; kỹ thuật chăn nuôi; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất chăn nuôi hàng năm;
d) Chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng về vi sinh vật dùng trong thú y, hóa chất dùng trong thú y; nghiên cứu, sản xuất vắc xin dùng trong thú y, chế phẩm sinh học dùng trong thú y;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống và sản phẩm giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi; chăn nuôi động vật và động vật khác, đối xử nhân đạo với vật nuôi;
e) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật về chăn nuôi và thú y.

* Lưu ý rằng: Nghị định 105/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2023.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nguyễn Hữu Vi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào