Trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại là gì?

Trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại là gì? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Tôi đang tìm hiểu những quy định pháp luật về tai nạn lao động nghề nghiệp. Tôi có vài thắc mắc mong được các anh chị giải đáp. Anh chị cho tôi hỏi: Trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại là gì? Rất mong nhận được câu trả lời của quý Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị.

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại được quy định như sau:

- Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động và các nội dung hướng dẫn tại Nghị định này; không được phân biệt đối xử về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.

- Thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, khám sức khỏe và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuê lại theo quy định tại các Điều 21 và 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

- Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

- Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định tại Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã tổ chức huấn luyện cho người lao động thuê lại, bên thuê lại lao động có trách nhiệm huấn luyện bổ sung những nội dung phù hợp với thực tế Điều kiện lao động tại nơi người lao động thuê lại làm việc như đối với người lao động của bên thuê lại lao động được hướng dẫn.

- Khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại, bên thuê lại lao động có trách nhiệm như sau:

+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người bị nạn;

+ Khai báo theo quy định tại Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 1 Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP;

+ Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đối với các vụ tai nạn thuộc thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP; chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để Điều tra tai nạn lao động; thực hiện các chế độ đối với người lao động bị nạn đúng theo cam kết trong hợp đồng cho thuê lại lao động.

- Khi phát hiện người lao động thuê lại bị bệnh nghề nghiệp, bên thuê lại lao động phải kịp thời thông báo ngay với doanh nghiệp cho thuê lao động để thực hiện các chế độ đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp đúng theo cam kết trong hợp đồng cho thuê lại lao động.

- Tổng hợp tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại gửi doanh nghiệp cho thuê lại lao động để thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định tại các Điều 36 và 37 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

- Lưu và sao gửi các hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại đến doanh nghiệp thuê lại lao động.

Trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại được quy định tại Điều 32 Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh lao động.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào