Các dấu hiệu về khách thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản?

Các dấu hiệu về khách thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản?

Khách thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như tội cướp tài sản, tức là cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể ( quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân ), nên trong cùng một vụ án có thể có một người bị hại, nhưng cũng có thể có nhiều người bị hại, có người bị hại chỉ bị xâm phạm đến tài sản, có người bị hại bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, có người bị hại vừa bị xâm phạm đến tài sản vừa bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.
 
Thông thường tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, người bị bắt cóc là người bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; còn người bị xâm phạm tài sản lại là những người thân của người bị bắt cóc. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bị bắt cóc đồng thời là người bị xâm phạm tài sản.
 
Ví dụ: ông Trần Văn M là chủ một tiệm và ở thành phố H. Vào một buổi sáng, ông M đang tập thể dục trong công viên, thì bị Hoàng Công T, Vũ Trọng D, và Trịnh văn C dùng vũ khí uy hiếp ông M lên xe ô tô, sau đó chúng đưa ông M về nhà Trịnh Văn C. Tại đây, chúng buộc ông M phải viết thư về gia đình lấy 20 lượng vàng giao cho bọn chúng thì chùng mởi thả ông M.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào