Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưng cầu ý dân được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưng cầu ý dân được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Trần Ánh Tuyết, hiện đang là sinh viên năm 3. Em đang tìm hiểu về trưng cầu ý dân và muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưng cầu ý dân được quy định ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Số điện thoại của em là: 098722*****.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưng cầu ý dân đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 21 Luật Trưng cầu ý dân 2015.

Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưng cầu ý dân được quy định như sau:

a) Phụ trách công tác trưng cầu ý dân tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân;

b) Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm phiếu;

c) Nhận tài liệu và phiếu trưng cầu ý dân từ Ủy ban nhân dân cấp xã; phát thẻ cử tri, phiếu trưng cầu ý dân có đóng dấu của Tổ trưng cầu ý dân cho cử tri;

d) Thông báo cho cử tri biết thời gian, địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân;

đ) Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân và nội quy phòng bỏ phiếu;

e) Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã;

g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về các khiếu nại, tố cáo của cử tri không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

h) Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu trưng cầu ý dân đến Ủy ban nhân dân cấp xã;

i) Báo cáo tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã;

k) Tổ chức việc bỏ phiếu lại tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân (nếu có).

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưng cầu ý dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Trưng cầu ý dân 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào