Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính

Việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Hiện nay, tôi đang tham gia vào một vụ án hành chính có liên quan đến quyết định trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân xã X. Mới đây, Toà án đã ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vậy xin cho tôi hỏi: việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 74 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Theo đó, Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng;

b) Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;

c) Vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

d) Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính 2015;

đ) Vụ án được đình chỉ theo quy định tại Điều 143 của Luật này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào