Người phiên dịch trong tố tụng hành chính là gì?

Người phiên dịch trong tố tụng hành chính là gì? Xin chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em và các bạn cùng lớp vừa mới tham dự một phiên toà xét xử vụ án hành chính. Trong phiên toà có sự tham gia của người phiên dịch. Vậy xin cho em hỏi: Người phiên dịch trong tố tụng hành chính là gì? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Khái niệm người phiên dịch trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 64 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Theo đó, người phiên dịch trong tố tụng hành chính được hiểu là: người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.

Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói cũng được coi là người phiên dịch.

Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói biết được ngôn ngữ, ký hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm phiên dịch cho người khuyết tật đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về người phiên dịch trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ tục hành chính

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào