Tòa có chấp nhận cho hoãn thi hành án khi bị gãy chân không

A bị xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; bị cáo phạm tội trong thời gian thử thách của một bản án hác nên Tòa án tổng hợp hình phạt tù chung là 5 năm 3 tháng tù. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, A làm đơn xin hoãn thi hành án vì lý do bị gãy chân, đang phải đóng đinh từ bàn chân đến đầu gối. Bệnh viện Quân y 7 có giấy hẹn là 2 tháng sau mổ lại để rút đinh. Tòa án có chấp nhận cho A hoãn thi hành án không và thủ tục như thế nào?

Hoãn chấp hành hình phạt tù đối với người bị xử phạt tù đang được tại ngoại được quy định tại Điều 261 Bộ luật tố tụng hình sự. Chế định này thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội, bị phạt tù nhưng có một trong các tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 61 BLHS.

Theo hướng dẫn tại điểm 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì:

"7.1. Người bị xử phạt tù nếu có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hoãn chấp hành phạt tù:

a. Là người bị bệnh nặng, tức là bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh…"

Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán có đưa ra một số ví dụ về bệnh nặng như ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS… Trong các ví dụ trên không có trường hợp bị gãy chân phải đóng đinh và chờ mổ lại. Tuy nhiên, đằng sau các ví dụ trên để xác định bệnh nặng còn có những trường hợp bệnh nặng khác mà không thể ví dụ hết, vì thế nên Hội đồng Thẩm phán sử dụng dấu… Trên thực tế, một người bị gãy chân phải đóng đinh và theo giấy hẹn của Bệnh viện cấp tỉnh (Viện 7 cũng là Viện cấp tỉnh) sau 2 tháng sẽ mổ lại thì thương tích đó cũng làm cho người bị kết án phạt tù chưa thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù có thể không nguy hiểm đến tính mạng của họ, nhưng cũng gây ra rất nhiều khó khăn không chỉ đối với bản thân người phải chấp hành án phạt tù mà còn cả với gia đình cũng như trại giam. Nếu trại giam tiếp nhận thì cũng phải đưa họ vào cơ sở y tế để điều trị. Do vậy, trên nguyên tắc nhân đạo, Tòa án có thể quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù cho họ đến khi sức khỏe của họ hồi phục.

Tất nhiên, khi Tòa án ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù thì Tòa án phải thực hiện đầy đủ các thủ tục đã được Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Phần III "Về chương XXXII - Thi hành hình phạt tù và các hình phạt khác" của Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao "Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm" Thi hành bản án và quyết định của Tòa án " của Bộ luật tố tụng hình sự.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tìm hiểu Pháp luật

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào