Vai trò của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên Chính phủ

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vừa là người đứng đầu một lĩnh vực, ban ngành vừa là thành viên trong Chính phủ. Vậy, Ban biên tập Thư ký luật có thể giải đáp giúp tôi nếu với tư cách là thành viên của Chính phủ thì Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang Bộ đóng vai trò gì? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập.

Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang bộ đóng vai trò quan trọng trong Chính phủ. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ được quy định cụ thể tại Điều 33 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, theo đó:

Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

- Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan; chịutrách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.

- Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ.

- Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.

Trên đây là nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ . Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Luật Tổ chức Chính phủ 2015.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan ngang bộ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào