Tại phiên toà, đương sự mới yêu cầu chia tài sản, xử sao?

Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn,các đương sự chỉ yêu cầu giải quyết về quan hệ hôn nhân và con chung. Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm bị đơn lại có yêu cầu giải quyết về tài sản.Tòa án giải quyết thế nào, xử hay hoãn để thụ lý yêu cầu mới phát sinh?

Quá trình thú lý đơn kiện ly hôn thể hiện nguyên đơn chỉ yêu cầu giải quyết được xin ly hôn và con chung, về tài sản chung không yêu cầu giải quyết. Quá trình lấy lời khai,hòa giải với bị đơn cũng không có yêu Tòa án chia tài sản chung . Do bị đơn không đồng ý ly hôn,nên Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thế nhưng tại phiên tòa bị đơn đồng ý ly hôn ,nhưng lại có yêu cầu Tòa án chia tài sản chung vợ chồng .Gặp tình huống này ,Tòa án phải xử lý ra sao mới đúng tố tụng.

 

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Không chấp nhận yêu cầu mới phát sinh tại phiên tòa về việc tranh chấp tài sản chung vợ chồng, bởi lẽ: Ngay sau khi thụ lý đơn kiện, Tòa án đã có thông báo thụ lý vụ kiện cho bị đơn biết các nội dung yêu cầu của nguyên đơn.Theo đó, nếu bị đơn có tranh chấp tài sản thì phải có đơn yêu cầu và đơn yêu cầu này phải thực hiện trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử mới được Tòa án thụ lý giải quyết ( Bị đơn có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí tranh chấp tài sản, cung cấp các tài liệu chứng cứ chứng minh để Tòa án tiến hành xác minh, định giá…).Nếu chấp nhận thụ lý yêu cầu tranh chấp tài sản chung tại tòa dẫn đến việc hoãn phiên tòa không có căn cứ pháp luật. Do đó, Tòa vẫn tiến hành xét xử ,chỉ giải quyết vấn đề ly hôn và con chung như nội dung đã thụ lý. Sau này bên đương sự nào có yêu cầu tranh chấp tài sản chung sau ly hôn thì Tòa án tiếp tục thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Tuy trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử ,cả nguyên đơn và bị đơn chỉ yêu cầu giải quyết về quan hệ hôn nhân và con chung, nhưng tại phiên tòa sơ thẩm, bị đơn lại có yêu cầu giải quyết về tài sản.Trường hợp này,Tòa án phải hoãn phiên tòa để giải quyết yêu cầu này , vì khi giải quyết án hôn nhân,Tòa án giải quyết ba mối quan hệ , đó là quan hệ hôn nhân, con chung và tài sản chung . Sau khi hoãn phiên tòa ,bị đơn có nghĩa vụ kê khai tài sản ,nộp tài liệu chứng cứ chứng minh tài sản chung ,nộp tiền tạm ứng án phí,định giá tài sản, hòa giải về tài sản.Nếu Tòa án tách quan hệ tài sản để giải quyết thành một vụ án khác vì lý do trong giai đoạn chuẩn bị xét xử các đương sự không có yêu cầu giải quyết là bỏ sót yêu cầu của đương sự và gây thêm phức tạp cho việc giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân, đồng thời Tòa án lại phải thụ lý, giải quyết thêm một vụ án về tranh chấp tài sản sau ly hôn.

Pháp luật tố tụng dân sự chưa quy thể về vấn đề này nên có nhận thức khác nhau trong quá trình giải quyết. Vì thế ,rất cần hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao để pháp luật được áp dụng thống nhất.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào