Khái niệm hợp đồng dân sự là gì?

Khái niệm hợp đồng dân sự là gì ?

Theo điều 388 BLDS năm 2005: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự”. Xét về nhiều góc độ thì hợp đồng dân sự có thể chia thành nhiều loại hợp đồng khác nhau:

• Nếu dựa vào hình thức của hợp đồng thì hợp đồng dân sự được phân chia thành hợp đồng miệng, hợp đồng văn bản, hợp đồng có công chứng chứng nhận, hợp đồng mẫu,…

• Nếu dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên thì hợp đồng được phân thành hai loại là hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.

• Nếu dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng thì hợp đồng lại được phân làm hai loại: hợp đồng chính và hợp đồng phụ.

• Nếu dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thế, hợp đồng dân sự  được phân chia thành: hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù.

• Nếu dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực thì lại được phân thành: hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế.

Hợp đồng dân sự vồn là một phương thức cơ bản để các chủ thể thực hiện việc lưu thông và trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Trong nền kinh tế hàng hóa và sự giao lưu kinh tế trên phạm vi toàn cầu thì hợp đồng dân sự càng có vai trò quan trọng. Để hợp đồng dân sự trở thành một phương thức pháp lí, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các chủ thể trong quá trình giao lưu dân sự. Các loại hợp đồng thường gặp nhất trong thực tiễn và xảy ra nhiều tranh chấp cụ thể là các hợp đồng dân sự thông dụng như: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng dân sự

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào