Bản chất pháp luật về thừa kế thế vị

Bản chất pháp luật về thừa kế thế vị như thế nào?

Một người cha (mẹ) có bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó (cháu của ông bà) sẽ được hưởng thừa kế thế vị của ông bà nếu cha mẹ chết trước ông bà. Tất cả những người con này chỉ được hưởng một suất thừa kế mà lẽ ra cha hoặc mẹ của những người này được hưởng nếu còn sống. Tương tự như vậy, nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì (tất cả) chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Mối liên hệ giữa thừa kế thế vị và hàng thừa kế

Quan hệ thừa kế theo hàng nói chung và quan hệ thừa kế thế vị nói riêng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ thừa kế thế vị không phải là quan hệ thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị trong trường hợp con của người để lại di sản là người được hưởng thừa kế theo hàng nhưng đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.

Theo quy định hàng thừa kế thứ hai Điều 676 và thừa kế thế vị Điều 677 thì cháu thuộc diện thừa kế của ông bà nội, ông bà ngoại. Vậy khi nào cháu nội, cháu ngoại được hưởng thừa kế thế vị và khi nào được hưởng thừa kế theo hàng?

-Các cháu được hưởng thừa kế thế vị khi bố mẹ các cháu đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản (Điều 677).

-Các cháu được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai khi những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hoặc còn nhưng họ bị truất, bị tước quyền hưởng di sản thừa kế, từ chối nhận di sản thừa kế (khoản 3 Điều 676).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế thế vị

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào