Quy định riêng về trình tự, thủ tục áp dụng cho giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai

Quy định riêng về trình tự, thủ tục áp dụng cho giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai như thế nào?

Chế định về tài sản hình thành trong tương lai phải được quy định lại thành một hệ thống các quy định riêng, cụ thể áp dụng cho tất cả các khâu của giao dịch bảo đảm như việc xác định tài sản, trình tự thủ tục giao kết hợp đồng, đăng kí giao dịch bảo đảm và xử lí tài sản thế chấp. và nó bao hàm được các nội dung chủ yếu như sau:

– Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa được hình thành đầy đủ trong hiện tại nhưng trong tương lai, quyền sở hữu thuộc về bên thế chấp. Nếu tính cả vật đã hiện hữu thì nên giới hạn trong một số loại tài sản cụ thể, không áp dụng một cách phổ biến để phòng ngừa các giao dịch giả tạo. Vì vậy, không bao hàm các tài sản đã có giấy chứng nhận sở hữu và đã chuyển dịch quyền sở hữu theo hợp đồng có công chứng, chứng thực nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng kí sang tên theo quy định của pháp luật.

– Giao dịch bảo đảm về tài sản hình thành trong tương lai là loại giao dịch có điều kiện. Điều kiện đặt ra là quyền sở hữu của bên thế chấp được xác lập đối với toàn bộ tài sản thì giao dịch bảo đảm mới có hiệu lực.

– Phải phân biệt ra nhiều trường hợp khác nhau:

+ Trường hợp bên thế chấp đã nộp đủ tiền mua tài sản, tài sản đã hiện hữu đầy đủ, hợp đồng mua bán tài sản đã được thanh lí, nhà đã bàn giao nhưng chưa có giấy chứng nhận sở hữu. Trong trường hợp này, đã có cơ sở khẳng định quyền sở hữu của bên mua.

+ Nếu tài sản hình thành trong tương lai liên quan đến nhà thì giao dịch bảo đảm phải được đăng kí tại cơ quan đăng kí giao dịch bảo đảm liên quan đến bất động sản.

+ Mục đích vay vốn phải phục vụ trực tiếp cho việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản , tức là tài sản hình thành từ vay vốn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào