Thu thập chứng cứ

Thu thập chứng cứ được quy định như thế nào?

Thu thập chứng cứ được quy định tại Điều 85 BLTTDS như sau:

Điều 85. Thu thập chứng cứ

1. Trong trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ.

2. Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập chứng cứ:

a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng.

b) Trưng cầu giám định.

c) Quyết định định giá tài sản.

d) Xem xét, thẩm định tại chỗ.

đ) Uỷ thác thu thập chứng cứ.

e) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.

3. Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều này, Thẩm phán phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Toà án.

Đương sự có quyền khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ của Toà án. Khiếu nại của đương sự phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đương sự và xem xét việc tham gia phiên toà.

Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào