Mặt khách quan của tội làm môi giới hối lộ

Mặt khách quan của tội làm môi giới hối lộ?

Văn phòng Luật sư nam Hà Nội - HSLAWS trả lời như sau: 

a) Hành vi khách quan

Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là làm môi giới giữa người đưa và nhận hối lộ. Nhưng biểu hiện của hành vi làm môi giới hối lộ rất đa dạng.

Người có hành vi làm môi giới hối lộ có thể gặp người nhận hối lộ để gợi ý thăm dò và đưa ra những yêu cầu của người đưa hối lộ hoặc nhận lời với người nhận hối lộ là sẽ tìm gặp người đưa hối lộ để đưa ra những điều kiện cảu người nhận hối lộ. Việc làm này có thể chỉ diễn ra một lần hoặc có thể diễn ra nhiều lần.

Người có hành vi làm môi giới hối lộ có thể chỉ thu xếp, bố trí thời gian, địa điểm để người đưa hối lộ và người nhận hối lộ tiếp xúc, giao thiệp với nhau về việc đưa và nhận hối lộ.

Cũng có trường hợp người làm môi giới hối lộ có mặt trong cuộc tiếp xúc giữa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ để chứng kiến hoặc tham gia vào việc đưa và nhận hối lộ.

Khi xác định hành vi làm môi giới hối lộ cần phân biệt với hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi; hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi hoặc hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nếu hành vi tuy có tính chất làm môi giới hối lộ nhưng người có hành vi đã lợi dụng chức vụ, quyền  hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “ lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi” theo Điều 283 Bộ luật hình sự.

Nếu hành vi tuy có tính chất làm môi giới hối lộ nhưng người có hành vi đã lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” theo Điều 291.

Nếu hành vi tuy có tính chất làm môi giới hối lộ nhưng người có hành vi đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người đưa hối lộ thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “lừa đào chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, người bị chiếm đoạt tài sản là người đưa hối lộ nên họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ và của hối lộ sẽ bị tịch thu sung quỹ nhà nước.

b) Hậu quả

Hậu quả của tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu của hối lộ chưa đến 2 triệu đồng thì hậu quả lại là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng phải là hậu quả nghiêm trọng.

Hậu quả nghiêm trọng do hành vi làm môi giới hối lộ là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của con người; những thiệt hại về tài sản, uy tín của cơ quan, tổ chức và những thiệt hại phi vật chất khác.

Hành vi làm môi giới hối lộ gây ra hậu quả nghiêm trọng, được xác định như là một nguyên nhân gián tiếp.

Cũng như đối với các tội phạm khác về chức vụ, tuy chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi làm môi giới hối lộ gây ra, nhưng tham khảo hướng dẫn của liên ngành về các tội phạm xâm phạm sở hữu, thì có thể xác định được hậu quả nghiêm trọng do hành vi làm môi giới hối lộ gây ra.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội phạm về chức vụ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào