Về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách

Chị A ký hợp đồng lao động với công ty X có thời hạn hợp đồng lao động là 24 tháng (từ 1/7/2011- 30/6/2013). Trong quá trình làm việc, chị A được bầu làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở (kiêm nhiệm) tại Công ty X với nhiệm kỳ là 2,5 năm kể từ ngày 01/01/2012 đến 30/06/2014.  Ngày 30/6/2013, hợp đồng lao động hết hạn, công ty X không tiếp tục kỳ hợp đồng lao động và chấm dứt quan hệ lao động với chị A. Hỏi - Việc công ty X không tiếp tục ký hợp đồng lao động và chấm dứt quan hệ lao động với chị A như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Vì sao? - Hệ quả pháp lý của việc chấm dứt quan hệ lao động giữa công ty X và chị A? Kính nhờ các Luật sư cho ý kiến về tình huống trên giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Theo quy định tại điều 192 Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ Luật lao động ban hành 2012 thì quy định như sau:

Điều 192. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

3. Bảo đảm các điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật này.

4. Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, quy chế phối hợp hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên.

5. Tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở trước khi ban hành các quy định có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, chế độ chính sách đối với người lao động.

6. Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.

7. Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.

Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định.

Do vậy Người sử dụng lao động buộc chấm dứt hợp đồng với người lao động kiêm nhiệm chức vụ công đoàn là sai quy định vì người này đang còn nhiệm kỳ Chủ tịch công đoàn do đó theo quy định trện phải tái ký hợp đồng với người này.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào