Thấy người bị thương nặng không cứu giúp, có phạm tội?

B làm nghề lái xe tắc xi. Sau khi trả khách, trên đường về ban đêm tại quãng đường giữa cánh đồng, B đã đỗ xe, tắt máy và đèn chiếu sáng để đi vệ sinh. Việc đỗ xe không bảo đảm an toàn này đã vô tình làm cho vợ chồng anh M đi xe máy tông vào đuôi xe ô tô và cả 2 bị thương nặng. Quá hoảng sợ, B đã lái xe bỏ chạy, bỏ mặc vợ chồng anh M trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Xin hỏi B có phạm tội ?

Điều 102 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” như sau:

“1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Như vậy, B đã phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 102 của Bộ luật: “Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm”. Mức hình phạt được áp dụng đối với B là phạt tù từ một năm đến năm năm. Ngoài ra, B còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm an toàn công cộng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào