Trình tự thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải hành khách

Xin Luật sư tư vấn cho tôi về trình tự thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định sẽ phải làm như thế nào?

Với mục đích nhằm đảm bảo quản lý nhà nước và chất lượng dịch vụ đối với ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, quy định của pháp luật về trình tự thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định bao gồm những nội dung sau đây:

Thứ nhất, Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định:

Đáp ứng các điều kiện chung về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Xe ô tô có sức chứa từ 10 (mười) chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá quy định sau:
a) Cự ly trên 300 ki lô mét: không quá 15 (mười lăm) năm đối với ô tô sản xuất để chở khách; không quá 12 (mười hai) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách;
b) Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: không quá 20 (hai mươi) năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách; không quá 17 (mười bảy) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.

Thứ hai, hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thứ ba, trình tự thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định:
- Một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được gửi đến cơ quan cấp Giấy phép theo đường bưu điện hoặc người đại diện của đơn vị kinh doanh nộp trực tiếp, cơ quan cấp Giấy phép tiếp nhận hồ sơ và gửi giấy biên nhận cho người nộp (Sở Giao thông vận tải);
- Trường hợp hồ sơ nhận theo đường bưu điện còn thiếu hoặc không đúng quy định, cơ quan cấp Giấy phép thông báo rõ nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ nhận trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và thông báo ngay cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi.
- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong Giấy phép, đơn vị kinh doanh phải nộp hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại Giấy phép.
Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách này sẽ có hiệu lực trong thời gian 07 năm kể từ ngày cấp.
Như vậy, với những quy định kể trên hy vọng sẽ giúp anh thực hiện việc đăng ký giấy phép nhanh chóng, kịp thời.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh vận tải

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào