Giúp dùm cháu về quyền thừa kế nhà trong gia đình

Chào các anh chị luật sư, Em xin trình bày hoàn cảnh gia đình em như sau: Trước khi ông bà ngoại em còn sống có mua 1 căn nhà (lúc đó mẹ em và 1 số chú dì đang ở trên Campuchia làm ăn nên không có đóng góp tiền xây dựng, giấy chủ quyền là của ông ngoại em . Ông bà ngoại em vừa mất , không có lập di chúc kế thừa cho ai cả. Nhà em có tổng cộng khoảng 11 12 cậu dì. Trong lúc ông bà ngoại bị bệnh , các người con đều thay nhau chăm lo cho ông bà ngoại, trong đó có 1 người dì và chú dành nhiều thời gian chăm sóc cha ông bà ngoại hơn vì có thời gian. Những người còn lại vì vướng bận công việc nên chỉ chăm sóc được khi rảnh tay. Bây giờ, khi ông bà ngoại đã mất thì mọi người trong gia đình đều nói nhà này là nhà của họ, còn mẹ em thì không có quyền gì trong đó cả , mặc dù mẹ em là con ruột của ông bà ngoại . Hiện tại thì người đứng đầu sổ hộ khẩu trong gia đình là người chú, người chăm sóc ngoại em nhiều nhất . Em xin hỏi luật sư, trong trường hợp này giải quyết như thế nào ạ?     + Mẹ em có quyền quyết định bán nhà hay không trong trường hợp những người còn lại đều muốn bán nhà để có tiền xài?      +  Việc người đứng đầu sổ hộ khẩu có quyền cho em ra khỏi sổ hộ khẩu hay không (Có lần em bị hăm dọa sẽ cho tách khẩu vì em có cự cãi với họ lúc họ chửi bới, đổ thừa cho mẹ em. Em vai vế cháu ngoại).      + Việc họ thường xuyên đổ thừa , sỉ nhục mẹ em thì hướng giải quyết như thế nào ạ? Bản thân em thì chỉ muốn mẹ em không bị ai nói gì vô cả. Em chỉ muốn mẹ em có thể tập trung vô làm ăn thôi. Em cũng vậy.     + Em có thể mời công an xuống giải quyết không? Vì cậu út trong gia đình thường xuyên kiếm chuyện mẹ em.  Mẹ em đứng thứ 4, còn người cậu đứng út. 

Theo qui định của pháp luật thì trường hợp của gia đình bạn là thuộc diện thừa kế theo pháp luật được qui định như sau:

Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Do vậy, để đảm bảo được quyền lợi của mình, mẹ bạn cần phải khởi kiện ra tòa để nhờ pháp luật can thiệp. Khi đó, mẹ bạn sẽ được tòa án xác định được hưởng bằng 1 phần ngang với những anh em còn lại. Nếu mẹ bạn muốn bán mà những người kia không đồng ý thì mẹ bạn được quyền đề nghị họ thối tiền lại tương ứng vớ phần mẹ bạn được hưởng hoặc ngược lại. Việc bạn dự định mời công an xuống giải quyết chỉ có tác dụng khi xảy ra mất trật tự công cộng nhiều lần hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trong đến nhiều người xung quanh, khi đó công an mới có cơ sở giải quyết. Cách tốt nhất bây giờ là mẹ bạn nên khởi kiện ra tòa yêu cầu phân chia di sản thừa kế kẻo hết thời hiện khởi kiện sẽ bất lợi cho mẹ 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào