Lấy đồ người khác về nhà để trừ nợ có phạm tội?

Tôi có cho một người quen biết vay 500 triệu để làm ăn. Lãi trả hàng tháng theo lãi suất ngân hàng. Đến thời hạn trả nợ người đó không trả, luôn lẩn tránh tôi. Mấy hôm trước tôi có đến nhà người đó để nói chuyện và đòi nợ. Trong quá trình nói chuyện hai bên có xảy ra xô xát. Sau đó, nhà bên đấy đồng ý lấy đồ của gia đình trừ nợ. Tôi có mang về nhà một số đồ như tivi, bàn ghế…(có giấy tờ ghi cụ thể tôi mang về những gì).Một thời gian sau tôi tiếp tục đòi nợ thì bên đấy đe dọa sẽ tố cáo công an việc tôi vào nhà đánh và mang tài sản họ về. Trong trường hợp này tôi có phạm tội không? Tôi phải làm gì để đòi số nợ còn lại. (Tuấn Anh)

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì vụ việc không có dấu hiệu hình sự. Đây chỉ là quan hệ dân sự trong việc vay mượn tiền. Việc bạn mang tài sản của người vay tiền về nhà với mục đích trừ nợ và cũng được bên kia đồng ý thể hiện ở giấy ghi, kiểm tra những tài sản mà bạn đã mang về.

Vụ việc có dấu hiệu hình sự khi mà bạn tự ý vào nhà người khác lấy tài sản mà không có sự đồng ý của của chủ tài sản. Nếu bên kia có đơn tố cáo thì cơ quan công an sẽ phải xác minh có sự việc phạm tội hay không? Nếu có căn cứ bên kia đồng ý cho bạn mang tài sản về trừ nợ thì sẽ ra quyết định không khởi tố vụ án.

Về số nợ bên kia còn nợ bạn trong khi đã quá thời hạn trả nợ thì bạn có thể khởi kiện dân sự yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc Tòa án nơi ký kết hợp đồng giải quyết. Đơn khởi kiện với nội dung yêu cầu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Cùng với đơn khởi kiện là các tài liệu chứng minh cho việc khởi kiện của bạn là có căn cứ như hợp đồng vay tiền, các giấy tờ thể hiện việc bên kia trả lãi cho mình….

Trong trường hợp bên kia có dấu hiệu bỏ trốn, mặc dù có tài sản nhưng không muốn trả nợ thì bạn có thể yêu cầu cơ quan công an khởi tố vụ án vì có dấu hiệu lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong đó, yêu cầu về mặt dân sự sẽ là việc hoàn trả đầy đủ số tiền vay và lãi phát sinh.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào