Việc giám định thương tật do bị hại yêu cầu hay được chỉ định?

Anh chị tôi đã ly hôn. Anh đã lấy vợ, chị đã lấy chồng. Anh là công nhân sống trong khu tập thể cơ quan. Chị làm nghề lao động tự do không có nhà, sống nhờ trong căn phòng tập thể cách phòng anh tôi 1 phòng. Con gái lớn năm nay 16 tuổi ở cùng với bố. Do con gái hư, bố giáo dục con bằng cái bạt tai tại nhà bố. Con đau quá chạy sang nhà mẹ cầu cứu và vừa đi vừa chửi bố. Bố tức quá chạy sang nhà mẹ lôi con về để giáo dục tiếp. Nhưng khi sang đến nhà mẹ bị mẹ cùng 2 ông khách trong nhà khống chế (2 ông khách là bảo vệ cơ quan đến chơi). Được 2 ông bảo vệ khống chế bà vợ cũ sẵn có máu côn đồ liền cầm chiếc kìm gắp than tổ ong vụt vào đầu thỏa mái. Ông anh vùng dậy chạy ra cửa thoát thân liền bị ông bảo vệ bắn 2 phát súng vào lưng (súng công cụ hỗ trợ,đầu đạn cao su). Kết quả anh tôi được đi cấp cứu và điều trị 1 tuần vết thương trên đầu và 2 phát súng bình thường (dự đoán sức khỏe giảm dưới 11%). Ngay sau vụ việc sảy ra 1 anh bảo vệ có súng được công an thành phố đón về trụ sở và ở đó 1 đêm rồi cơ quan đến bảo lãnh cho về, còn súng thì được công an giữ hộ. Đến nay sự việc đã được 10 ngày anh tôi đã có đơn gửi công an và công an đã mời làm việc 1 lần và khuyên 2 bên hòa giải. Nhưng 2 bên chưa có tiếng nói chung. Vậy tôi muốn hỏi các luật sư các thắc mắc sau: - Việc giám định sức khỏe do công an chỉ định hay bên bị hại yêu cầu. - Khi đưa ra tòa thì anh tôi phạm tội gì, khung hình phạt, phạt tiền khoảng bao nhiêu. Các đương sự kia chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? * Trong trường hợp công an bênh vực bên kia và để sự việc chìm xuồng thì anh tôi phải làm những gì để tìm lại sự công bằng. Chân thành cảm ơn các luật sư. Năm mới chúc các luật sư mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống.

 

          1. Theo thông tin bạn nêu thì bà vợ và hai ông bảo vệ kia phạm tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 BLHS (kể cả trong trường hợp thương tích dưới 11%). Nếu thương tích từ 11% trở lên thì thuộc trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2, Điều 104 BLHS.

           2. Về nguyên tắc thì cơ quan điều tra phải tiến hành trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật để làm căn cứ giải quyết vụ án (trừ trường hợp người bị hại từ chối giám định). Tuy nhiên, để vụ việc được giải quyết nhanh chóng thì người bị hại nên yêu cầu công an sớm trưng cầu giám định thương tật và sớm khởi tố và xử lý các đối tượng trên theo pháp luật.

         3. Nếu có sự bao che, dung túng cho hành vi phạm tội, công an có văn bản trả lời không đủ cấu thành tội phạm thì người bị hại có quyền khiếu nại tới thủ trưởng cơ quan điều tra đó và gửi tới Viện kiểm sát cùng cấp để được xem xét.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giám định thương tật

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào