Doanh nghiệp khoán cà phê tự ý cho người hốt cà phê đang phơi

Kính chào luật sư. Hiện nay có một số doanh nghiệp cà phê đang kinh doanh, ký khoán hợp đồng với những công nhân của công ty nhưng tới mùa thu hái cà phê người dân chưa nộng sản lượng giao khoán kịp thời thì bị lực lượng công ty vào vườn cà phê cho người khống chế người và lấy tài sản một cách ngang nhiên, có lúc vào nhà dân và hốt cà phê đang phơi kho hoặc cho người phá cửa lao vào nhà lấy cà phê.  Sự bức xúc của người dân càng thêm phẫn nộ trước những sự việc đó, nên luật sư cho em hỏi các doanh nghiệp làm như vậy đúng hay sai, trái pháp luật.  Nếu như kiện thì cơ nào xử lý và xử lý bao lâu?  Em chân thành cảm ơn...!

Nếu việc của bạn nói có cơ sở chứng cứ rõ ràng thì bạn có thể làm đơn lên công an huyện, tố cáo hành vi  " cướp  tài sản" cướp có tổ chức của chủ doanh nghiệp
 vì việc giao khoán và khống chế lấy tài sản là hai quan hệ hoàn toàn khác nhau, bạn có thể tham khảo điều 133 bộ Luật Hình sự mà tôi trích dẫn dưới đây:

Điều 133. Tội cướp tài sản

Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Doanh nghiệp lại càng không thể hành xử như xã hội đen được, những người dân hoàn toàn có quyền tố cáo  với cơ quan công an!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào