Trợ cấp bảo hiểm xã hội khi tai nạn

Tôi là người lao động đang làm việc tại công ty nước ngoài. Cách đây 1 năm trên đường đi làm về, tôi bị tai nạn bị gãy xương sườn 3% và xương đòn 2%. Tổng cộng là 5%. Xin cho tôi hỏi, với mức tỷ lệ thương tật như vậy, tôi có được hưởng trợ cấp của bảo hiểm xã hội theo quy định này không?

Tai nạn lao động (TNLĐ) được xác định trong các trường hợp sau:
- Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc (khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ));
- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc (trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý);
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn
Trường hợp của bạn nếu được xác nhận là tai nạn lao động thì thủ tục hồ sơ như sau:
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB).
3. Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định.
4. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
5. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
6. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
6.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao có chứng thực).
6.2. Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao có chứng thực).
- Mức trợ cấp:
Trợ cấp 1 lần: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):
- Tính theo tỷ lệ thương tật:
+ Suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung.
+ Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
- Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào