Tài sản đặt cọc có thể là tiền, đá quý hoặc vật có giá trị

Tôi thấy rao bán một thửa đất có giá trị và có ý định mua. Người bán yêu cầu đặt cọc một số tiền khá cao. Do bất ngờ nên tôi chưa chuẩn bị đủ tiền theo yêu cầu đó nhưng nếu không đặt cọc thì sợ người khác mua. Biết tạm thời tôi chưa đủ tiền, người bán nói rằng đặc cọc bằng tài sản khác như chiếc xe máy hoặc tài sản có giá trị cũng được. Điều này, có được không? Sau đó, nếu tôi có sự thay đổi, không muốn mua thửa đất đó thì số tài sản tôi đặt cọc được giải quyết như thế nào?

Nếu trước mắt chưa đủ tiền để đặt cọc thì để mua được thửa đất đó, anh có thể dùng tài sản đặt cọc. Khoản 1 Điều 358 Bộ luật Dân sự quy định: Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Xin lưu ý với anh, việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

Sau khi đặt cọc, tài sản dùng để đặt cọc sẽ được giải quyết theo từng trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật trên, như sau: Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào