Có phải trường hợp cướp giật tài sản không?

Xin kính chào luật sư: em làm trong lĩnh vực xây dựng và nhận gói thầu công trình, e có thuê một người đi làm theo hình thức tính công theo ngày nhưng vì lý do công trình chưa bàn giao cho chủ gói công trình nên e hẹn với người được em thuê sẽ chi trả tiền lương khi công trình bàn giao trong vòng 7 ngày kể từ khi em thông báo với số tiền công chỉ là 5 triệu nhưng ngay ngày hôm em thông báo thì cô của người làm lao động cho em lại chặn đường giữ xe và bắt em phải thanh toán số tiền 5 triệu, chiếc xe của em có giá trị hiện hành là 17,5 triệu vnd vậy luật sư cho e hỏi trong trường hợp của em có phải là bị cướp giật Tài sản không ? Căn cứ vào điều luật nào ? Hình thức và mức sử phạt như thế nào ? Em có quyền được gửi đơn trình báo không ? Mong luật sư trả lời cho em biết sớm. Em chân thành cảm ơn luật sư !

Việc nợ tiền là quan hệ dân sự, nếu người sử dụng lao động nợ lương người lao động là quan hệ pháp luật về lao động... Nếu có tranh chấp thì Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Nếu người lao động mà bạn thuê mướn hoặc người khác lấy lý do chưa trả lương để uy hiếp, dọa nạt bạn nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn (lấy xe máy) thì sẽ bị khởi tố về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 134 BLHS (uy hiếp buộc bạn phải giao tài sản) hoặc tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS (nếu người đó dùng vũ lực khiến bạn không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản) chứ không có dấu hiệu của tội cướp giật tài sản.

Bạn có thể trình báo sự việc trên với công an để được xem xét giải quyết. Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009:

"Điều 133. Tội cướp tài sản 

Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

 
Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản 

Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

"

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào