Đối tượng được hưởng chế độ thai sản

Em là cán bộ hợp đồng tại Trạm Khuyến nông huyện từ tháng 12 năm 2012. Em bắt đầu tham gia đóng BHXH từ ngày 1/1/2013 đến tháng 11/2014. Đến tháng 12/2014, em hết hợp đồng với Trạm Khuyến nông và hiện tại đang nghỉ việc. Dự kiến ngày sinh của em là 31/1/2015. Vậy luật sư cho em hỏi, trong thời gian nghỉ việc, em có được hưởng chế độ thai sản không? Và mức tính bảo hiểm như thế nào?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội quy định đối tượng áp dụng chế độ thai sản là lao động nữ tham gia BHXH bắt buộc, là công dân Việt Nam, bao gồm: + Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 6 tháng trở lên. + Cán bộ, công chức, viên chức. + Công nhân quốc phòng, công nhân công an. + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. + Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn. + Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc. Theo điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: “Người lao động quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 28 phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”. Quy định “đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng” được hiểu là tính cả thời gian khi tham gia gián đoạn (không cần liên tục). Trong trường hợp của bạn tham gia BHXH từ tháng 1/2013 đến 11/2014. Nếu bạn sinh con vào tháng 1/2015 thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (do bạn đã tham gia BHXH được 11 tháng). Nhưng khi hết thời hạn hợp đồng bạn có ký tiếp hay bạn tự chấm dứt hợp đồng với cơ quan (theo luật thì khi bạn đang mang thai người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động với bạn) và bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định là nghỉ 6 tháng khi sinh con.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ thai sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào