Thủ tục, hồ sơ để được nhận trợ cấp ngành nghề độc hại này

Tôi là điện thoại viên tổng đài tiếp nhận và giải đáp thông tin. Tôi tham khảo danh mục ngành nghề nặng nhọc độc hại có ngành "Khai thác điện thoại (Điện thoại viên Cấp I, Cấp II) thường xuyên tiếp xúc với màn hình, căng thẳng thần kinh, tâm ly. Tôi muốn hỏi thủ tục, hồ sơ để được nhận trợ cấp ngành nghề độc hại này. Xin cảm ơn.

    Bộ Nội vụ đã có Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm:

     a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

     a1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

     a2) Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

     a3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

     a4) Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

     b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.

     c) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.

     d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.

     Bạn cần tham khảo Thông tư trên và yêu cầu đơn vị thực hiện đúng theo quy định pháp luật hiện hành.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào