Vận dụng tiền lương doanh nghiệp nhà nước và áp dụng mức lương tối thiểu vùng?

Nhiều bạn đọc và cán bộ công đoàn cơ sở có hỏi: hiện tại công ty vẫn đang áp dụng tiền lương theo thang bảng lương doanh nghiệp Nhà nước quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP. Xin hỏi khi Nhà nước thay đổi tiền lương tối thiểu vùng (cụ thể là tiền lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2015 theo Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014) thì công ty chúng tôi có được áp dụng để tính nhân với các hệ số bậc lương không?

Trung tâm Tư vấn pháp luật và Huấn luyện an toàn lao động Công đoàn Quảng Ninh trả lời như sau:

Đây là câu hỏi hiện nay đang vướng mắc tại nhiều doanh nghiệp trước đây áp dụng tiền lương doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, trả lương theo hệ số nhân với mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định từng thời điểm.

Căn cứ Nghị định số 49/2013/NĐ-CP, ngày 14/5/2013 quy định thì các doanh nghiệp phải có trách nhiệm tự xây dựng hoặc rà soát, sửa đổi, bổ sung và quyết định thang lương, bảng lương đối với người lao động (NLĐ); đồng thời khẳng định Nghị định số 205/2004/NĐ-CP hết hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều doanh nghiệp vẫn vận dụng tiền lương theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP (trước đây là áp dụng) trả lương và các bảo đảm xã hội cho NLĐ theo hệ số lương nhân với tiền lương cơ sở 1.150.000đ/tháng (lưu ý, kể từ ngày 01/7/2013 không còn tiền lương tối thiểu chung nữa, thay vào đó là tiền lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức; còn tiền lương tối thiểu vùng áp dụng cho NLĐ làm việc theo chế độ HĐLĐ).

Như vậy, có thể hiểu rằng công ty có quyền vận dụng, lựa chọn tiền lương theo hệ số được quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP nhân với mức tiền lương cơ sở hay mức tiền lương tối thiểu vùng để trả lương và tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vấn đề này pháp luật không cấm, miễn sao mức lương trả cho NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất và cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ đã qua học nghề. Hiện tại, Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo HĐLĐ với các mức 3.100.000, 2.750.000, 2.400.000, 2.100.000đ/tháng tương đương áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc các vùng I, II, III, IV có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015.

Đỗ Văn Khánh - Trung tâm TVPL&HLATLD

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào