Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là gì?
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là gì?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 106/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.
2. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Academy of Science and Technology, viết tắt là VAST.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là gì? (Hình từ Internet)
Như vậy, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Academy of Science and Technology, viết tắt là VAST.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ gồm những gì?
Theo Điều 2 Nghị định 106/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Về chiến lược, chương trình, kế hoạch:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược phát triển, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án, đề án quan trọng của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Tham gia thẩm định trình độ công nghệ, xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật các công trình trọng điểm, quan trọng của Nhà nước và của các địa phương theo sự phân công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:
a) Nghiên cứu cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực như: Toán học; vật lý; hóa học; sinh học; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin; điện tử, tự động hoá; công nghệ vũ trụ; khoa học vật liệu; đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học; khoa học trái đất; khoa học và công nghệ biển; môi trường và năng lượng; dự báo, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
b) Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và môi trường;
c) Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ;
d) Đề xuất và chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia theo phân công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học, công nghệ.
3. Về thực hiện dịch vụ công:
a) Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ công được Chính phủ giao theo quy định của pháp luật;
b) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện dịch vụ công đối với các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao; tổ chức đào tạo đại học và sau đại học về khoa học tự nhiên và công nghệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
6. Tư vấn các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển khoa học và công nghệ quan trọng trong phạm vi chức năng được giao theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
7. Về hợp tác quốc tế:
a) Thực hiện hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật;
b) Đề xuất việc ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế, tạm đình chỉ việc thực hiện điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;
d) Ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức hợp tác nghiên cứu và liên kết đào tạo về khoa học và công nghệ với các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu và trường đại học nước ngoài theo quy định của pháp luật.
8. Về chế độ thông tin, báo cáo:
a) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị, chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực được giao;
b) Thực hiện chế độ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật;
c) Báo cáo và cung cấp thông tin động đất, cảnh báo sóng thần với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
9. Xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về các lĩnh vực khoa học tự nhiên phục vụ ứng dụng và đổi mới sáng tạo theo quy định.
10. Về tổ chức bộ máy:
a) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ quyết định thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, đổi tên các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Quản lý về tổ chức, bộ máy, số lượng viên chức và người lao động, vị trí việc làm; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ đối với viên chức và người lao động thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam quản lý theo quy định;
c) Thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định của pháp luật.
11. Về quản lý tài chính, tài sản:
a) Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Quản lý tài chính, tài sản được giao của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo đó, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ gồm:
- Nghiên cứu cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực như: Toán học; vật lý; hóa học; sinh học; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin; điện tử, tự động hoá; công nghệ vũ trụ; khoa học vật liệu; đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học; khoa học trái đất; khoa học và công nghệ biển; môi trường và năng lượng; dự báo, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
- Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và môi trường;
- Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ;
- Đề xuất và chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia theo phân công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học, công nghệ.
Cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam gồm những gì?
Tại Điều 3 Nghị định 106/2022/NĐ-CP quy định:
Cơ cấu tổ chức
1. Ban Tổ chức - Cán bộ và Kiểm tra.
2. Ban Kế hoạch - Tài chính.
3. Ban Hợp tác quốc tế.
4. Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ.
5. Văn phòng.
6. Viện Toán học.
7. Viện Vật lý.
8. Viện Hoá học.
9. Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên.
10. Viện Cơ học.
11. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
12. Viện Địa lý.
13. Viện Địa chất.
14. Viện Vật lý địa cầu.
15. Viện Hải dương học.
16. Viện Tài nguyên và Môi trường biển.
17. Viện Địa chất và Địa vật lý biển.
18. Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường.
19. Viện Khoa học vật liệu.
20. Viện Công nghệ thông tin.
21. Viện Công nghệ sinh học.
22. Viện Công nghệ hoá học.
23. Viện Công nghệ vũ trụ.
24. Viện Cơ học và Tin học ứng dụng.
25. Viện Sinh học nhiệt đới.
26. Viện Kỹ thuật nhiệt đới.
27. Viện Khoa học vật liệu ứng dụng.
28. Viện Hoá sinh biển.
29. Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
30. Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên.
31. Viện Nghiên cứu hệ Gen.
32. Trung tâm Thông tin - Tư liệu.
33. Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.
34. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
35. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao.
36. Trung tâm Tin học và Tính toán.
37. Học viện Khoa học và Công nghệ.
38. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này là các đơn vị chuyên môn giúp việc cho Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Văn phòng được tổ chức 08 phòng.
Các đơn vị quy định từ khoản 6 đến khoản 31 Điều này là các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Các đơn vị quy định từ khoản 32 đến khoản 38 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập khác.
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc.
Theo đó, Cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam bao gồm 38 tổ chức nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.