Hỗ trợ người lao động 1 đến 3 triệu đồng/trường hợp thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi)?

Hỗ trợ 1 đến 3 triệu đồng/trường hợp thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi)? Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương bao gồm những nguồn nào?

Hỗ trợ người lao động 1 đến 3 triệu đồng/trường hợp thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi)?

Ngày 10/9/2024, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Công văn 2038 TLD-QHLD năm 2024 Tại đây về việc chăm lo, hỗ trợ, đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 năm 2024

Theo đó, thực hiện Thông báo kết luận 144/TB-TLĐ ngày 10 tháng 9 năm 2024 về việc đề xuất các chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chủ động nắm bắt tình hình và hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động với tinh thần cao nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất, đến tận tay các gia đình người lao động bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, cụ thể như sau:

(1) Chủ động có văn bản đề nghị Quỹ Tấm lòng vàng hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (theo quy định của Quỹ) cho đối tượng:

- Đoàn viên, người lao động bị thiệt mạng do ảnh hưởng của bão: 10 triệu đồng/người chết

- Đoàn viên, người lao động bị thương nặng phải nằm viện điều trị, hỗ trợ mức từ 01 đến 5 triệu đồng/người.

(2) Đối với những địa phương, ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 3 căn cứ mức độ thiệt hại về tài sản (nhà cửa bị tốc mái, lũ cuốn trôi, sạt lở, nhà cửa bị hư hỏng cần sửa chữa ngay...) kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động khắc phục hậu quả, ổn định đời sống với mức hỗ trợ từ 01 đến 03 triệu đồng/trường hợp (từ nguồn tài chính tích lũy chỉ thường xuyên).

(3) Đối với những địa phương, ngành không cận đối được nguồn thì có văn bản gửi Tổng Liên đoàn đề nghị hỗ trợ theo thực tế (văn bản đề nghị nêu rõ đối tượng, mức độ thiệt hại và mức hỗ trợ cụ thể).

Như vậy, nhằm thực hiện đúng tinh thần Công văn 2038 TLD-QHLD năm 2024, Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đề nghị chủ động nắm bắt tình hình, rà soát và hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, với tinh thần cao nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất. Mức hỗ trợ từ 1 - 3 triệu đồng/trường hợp.

Hỗ trợ 1 đến 3 triệu đồng/trường hợp thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi)?

Hỗ trợ người lao động 1 đến 3 triệu đồng/trường hợp thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi)? (Hình từ Internet)

Nguồn tài chính của Quỹ phòng chống thiên tai trung ương bao gồm những nguồn nào?

Theo khoản 2 Điều 10 Luật phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi điểm a khoản 7 Điều 1 bởi Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định như sau:

Điều 10. Quỹ phòng, chống thiên tai
[...]
2. Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; điều tiết từ Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác;
b) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động; điều tiết từ Quỹ phòng chống, thiên tai trung ương, giữa các Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn hợp pháp khác.
[...]

Theo đó, nguồn tài chính của Quỹ phòng chống thiên tai trung ương bao gồm những nguồn như sau:

- Hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

- Điều tiết từ Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

- Các nguồn hợp pháp khác.

Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai là gì?

Căn cứ Điều 4 Luật phòng, chống thiên tai 2013 quy định về nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai như sau:

- Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.

- Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.

- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

- Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.

- Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào