Chi phí tổn thất do thiên tai bão lụt gây ra có được trừ khi tính thuế TNDN?

Chi phí tổn thất do thiên tai bão lụt gây ra có được trừ khi tính thuế TNDN? Phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ có những nội dung gì?

Chi phí tổn thất do thiên tai bão lụt gây ra có được trừ khi tính thuế TNDN?

Căn cứ theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
[...]
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
[...]

Như vậy, chi phí tổn thất do thiên tai bão lụt gây ra vẫn được trừ khi tính thuế TNDN nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

[1] Chi phí tổn thất do thiên tai bão lụt gây ra không được bồi thường.

[2] Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai bão lụt gây ra.

[3] Chuẩn bị hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai bão lụt được tính vào chi phí được trừ như sau:

- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.

Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

Hồ sơ trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

Chi phí tổn thất do thiên tai bão lụt gây ra có được trừ khi tính thuế TNDN?

Chi phí tổn thất do thiên tai bão lụt gây ra có được trừ khi tính thuế TNDN? (Hình từ Internet)

Phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ có những nội dung gì?

Theo quy định Điều 5 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT, phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ có những nội dung như sau:

[1] Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai nhằm hạn chế ảnh hưởng của thiên tai đối với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông vận tải đường bộ; ngăn chặn các nguy cơ gây hư hại hoặc hủy hoại công trình khi thiên tai xảy ra.

[2] Trong phạm vi quản lý của đơn vị, phải thường xuyên kiểm tra; đánh giá mức độ an toàn của các công trình cần được bảo vệ hoặc các công trình có liên quan đến phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Nếu phát hiện hư hỏng hoặc xuống cấp, phải kịp thời có biện pháp xử lý; trong trường hợp vượt quá khả năng của đơn vị, phải báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp để xử lý, khắc phục trước mùa mưa, bão.

[3] Chỉ đạo xây dựng “Phương án phòng ngừa thiên tai” của nhà thầu thi công công trình, nhà thầu bảo trì đường đang khai thác và các đơn vị khác có liên quan. Phương án phải dự kiến sự cố thiên tai có thể xảy ra; dự kiến mức độ ảnh hưởng đối với công trình đường bộ, thiết bị, tài sản, nhà xưởng, phương tiện vận tải đường bộ; lập phương án và biện pháp xử lý phù hợp theo các nội dung sau:

- Các biện pháp gia cố, sửa chữa, che, chắn, neo, buộc, chống, đỡ, chêm, chèn, hãm để bảo vệ công trình, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện, hàng hóa.

- Phương án sơ tán các phương tiện, thiết bị, hàng hóa; phương án cứu hộ, cứu nạn, chuyển tải hành khách, hàng hóa.

- Dự trữ vật tư, thiết bị dự phòng để phòng thiên tai gây hậu quả sạt lở đường, cắt đứt giao thông đường bộ kéo dài.

- Các biện pháp chống vật va, trôi vào công trình cầu, cống khi có nước lũ.

- Xây dựng các phương án bảo đảm giao thông, phân luồng giao thông khi có sự cố tắc đường trên các quốc lộ, đường địa phương.

- Thường xuyên theo dõi diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ, sự cố, thiên tai; quan trắc tình hình thực tế của thiên tai đối với công trình; theo dõi khả năng chịu tác động của sự cố, thiên tai đối với công trình và trang thiết bị.

- Thiết lập chế độ thông tin tình thế trong thời gian sự cố, thiên tai xảy ra. Dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra như mất điện, gián đoạn thông tin để chủ động phòng ngừa, khắc phục nhanh và hiệu quả khi có tình huống xảy ra.

[4] Tăng cường kiểm tra công tác phòng ngừa lụt, bão, sự cố, thiên tai của các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là tại các công trình trọng điểm, xung yếu.

[5] Tổ chức và tham gia tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về kỹ năng xử lý thông tin trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn.

[6] Chỉ huy hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn của đơn vị.

[7] Tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến của thiên tai.

Phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ cần đảm bảo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ cần đảm bảo nguyên tắc như sau:

- Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phòng, chống thiên tai và cứu nạn được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 và Điều 4 Nghị định 30/2017/NĐ-CP.

Khi thiên tai suy yếu hoặc sau khi thời tiết trở lại bình thường các tổ chức, cá nhân theo nhiệm vụ được giao phải triển khai ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục các thiệt hại xảy ra đối với công trình đường bộ để khôi phục hoạt động giao thông, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.

- Các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong kế hoạch đề ra phải được đáp ứng về nguồn nhân lực, vật lực theo phương châm bốn tại chỗ “Lực lượng tại chỗ - Chỉ huy tại chỗ - Vật tư, hậu cần tại chỗ - Thiết bị tại chỗ” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của thiên tai và ứng cứu, khắc phục trong thời gian ngắn nhất.

- Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, các công trình giao thông, phương tiện hoạt động trên đường bộ; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào