Đường cứu nạn được xây tại các đoạn đường nào? Có bao nhiêu loại đường cứu nạn xe ô tô?
Đường cứu nạn được xây tại các đoạn đường nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật Đường bộ 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định về công trình an toàn giao thông đường bộ như sau:
Điều 24. Công trình an toàn giao thông đường bộ
Công trình an toàn giao thông đường bộ được xây dựng, lắp đặt, bố trí để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, bao gồm:
1. Đường cứu nạn được xây dựng tại các đoạn đường đèo dốc, để xe mất kiểm soát khi xuống dốc có thể rời khỏi đường chính đi vào, giảm tốc độ và bảo đảm dừng lại;
2. Hầm cứu nạn gắn liền với hầm đường bộ, phục vụ việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn khi hầm chính xảy ra sự cố hoặc sử dụng trong công tác bảo trì hầm đường bộ. Không sử dụng hầm cứu nạn phục vụ mục đích lưu thông của các phương tiện giao thông;
3. Tường bảo vệ, rào chắn, hàng rào hộ lan được bố trí tại vị trí nguy hiểm, có tác dụng ngăn ngừa các phương tiện tham gia giao thông đường bộ lao ra khỏi phần đường xe chạy khi gặp sự cố không kiểm soát được phương tiện.
Trường hợp không đồng thời bố trí cọc tiêu thì trên tường bảo vệ, hàng rào hộ lan phải được gắn tiêu phản quang hoặc sơn phản quang để cảnh báo cho người tham gia giao thông đường bộ về vị trí nguy hiểm và chỉ dẫn người tham gia giao thông đường bộ đi đúng theo hướng của phần đường xe chạy;
[...]
Như vậy, theo quy định, đường cứu nạn được xây dựng tại các đoạn đường đèo dốc, để xe mất kiểm soát khi xuống dốc có thể rời khỏi đường chính đi vào, giảm tốc độ và bảo đảm dừng lại.
Đường cứu nạn được xây tại các đoạn đường nào? Có bao nhiêu loại đường cứu nạn xe ô tô? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu loại đường cứu nạn ô tô?
Căn cứ Mục 5 TCVN 8810:2011 quy định các loại đường cứu nạn cụ thể:
5 Các loại đường cứu nạn
5.1 Tùy điều kiện địa thế tại chỗ, khi thiết kế có thể chọn một trong bốn loại đường cứu nạn như ở Hình 1.
5.2 Đường cứu nạn sử dụng ụ cát: Đường cứu nạn sử dụng ụ cát có khả năng làm giảm tốc độ của xe rất nhanh nhưng dễ gây chấn thương cho người lái và phương tiện và hay bị ảnh hưởng bởi thời tiết (bị xói, bị gió thổi bay, bị nén chặt). Do vậy chỉ nên sử dụng ụ cát khi chiều dài đường cứu nạn bị hạn chế bởi địa thế.
5.3 Đường cứu nạn sử dụng đệm giảm tốc: Mặt đệm giảm tốc sử dụng vật liệu rời rạc (sỏi, cuội, cát, đá dăm …) để tăng sức cản lăn nhằm làm giảm tốc độ của xe.
5.4 Có thể áp dụng công nghệ mới trong đường cứu nạn (ví dụ đường cứu nạn sử dụng lưới hãm xe… ) nhưng phải được chuyển giao công nghệ.
Mỗi loại đường cứu nạn được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể và phải phù hợp với đặc điểm địa hình nơi đặt đường cứu nạn cũng như các yếu tố khác trên thực địa.
[...]
Như vậy, có 4 loại đường cứu nạn ô tô cơ bản như sau:
- Đường cứu nạn bố trí đệm giảm tốc dốc lên
- Đường cứu nạn bố trí đệm giảm tốc nằm ngang
- Đường cứu nạn bố trí đệm giảm tốc dốc xuống
- Đường cứu nạn sử dụng ụ cát
Khi hoạt động đường bộ phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 3 Luật Đường bộ 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể như sau:
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động đường bộ
1. Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại thuận tiện của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, hội nhập quốc tế.
2. Phát triển đường bộ theo quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.
3. Thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Theo đó, nguyên tắc hoạt động đường bộ như sau:
- Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại thuận tiện của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, hội nhập quốc tế.
- Phát triển đường bộ theo quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.
- Thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.