Đề xuất: Hết thời hạn bị tước GPLX mà không đến nhận sẽ không cấp lại giấy phép?

Đề xuất: Hết thời hạn bị tước GPLX mà không đến nhận sẽ không cấp lại GPLX? Thời gian bắt đầu tước giấy phép lái xe được tính từ thời điểm nào?

Đề xuất: Hết thời hạn bị tước GPLX mà không đến nhận sẽ không cấp lại GPLX?

Căn cứ tại khoản 7 Điều 42 Dự thảo Thông tư Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ Tại đây có quy định về cấp lại giấy phép lái xe như sau:

Điều 42. Cấp lại giấy phép lái xe
[...]
7. Không cấp lại giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau:
a) Người vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi người đó chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Giấy phép lái xe đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng.

Theo đó, giấy phép lái xe đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng sẽ không cấp lại giấy phép lái xe.

Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua, những người vi phạm giao thông bị tước giấy phép lái xe mà không đến nhận lại trong thời gian quy định và không có lý do chính đáng sẽ không được cấp lại giấy phép.

Đề xuất: Hết thời hạn bị tước GPLX mà không đến nhận sẽ không cấp lại GPLX?

Đề xuất: Hết thời hạn bị tước GPLX mà không đến nhận sẽ không cấp lại GPLX? (Hình từ Internet)

Thời gian bắt đầu tước giấy phép lái xe được tính từ thời điểm nào?

Tại khoản 3 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

Thời gian tước giấy phép lái xe được tính từ thời điểm tính thời hạn tước giấy phép lái xe đến khi người vi phạm được trả lại giấy phép. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước giấy phép lái xe được xác định như sau:

- Nếu tại thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ giấy phép lái xe thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước giấy phép lái xe là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành.

- Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép lái xe thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Đồng thời tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tước giấy phép lái xe là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ.

- Nếu trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt trong cùng một lần có quy định tước giấy phép lái xe thì bị tước quyền sử dụng giấy phép 01 lần với thời hạn tước là mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất.

Quy định về độ tuổi được cấp Giấy phép lái xe từ ngày 01/01/2025 cụ thể ra sao?

Căn cứ theo Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

Điều 59. Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
[...]

Như vậy, độ tuổi cấp bằng giấy phép lái xe từ 01/01/2025 được quy định như sau:

Hạng Giấy phép lái xe

Độ tuổi

Hạng A1, A, B1, B, C1

Đủ 18 tuổi trở lên

Hạng C, BE

Đủ 21 tuổi trở lên

Hạng D1, D2, C1E, CE

Đủ 24 tuổi trở lên

Hạng D, D1E, D2E, DE

Đủ 27 tuổi trở lên

Lưu ý: Đối với người lái xe bus trên 29 chỗ, xe giường nằm: Độ tuổi tối đa được lái 2 loại xe này là đủ 57 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.

* Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào