Đề xuất: Sẽ thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
Đề xuất: Sẽ thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông tư mới về Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 để lấy ý kiến (xem chi tiết dự thảo TẠI ĐÂY)
Theo đó, một trong những điểm mới tại dự thảo là thay đổi về công thức tính điểm xét tốt nghiệp.
Căn cứ Điều 45 dự thảo Thông tư mới về Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 Tại đây có quy định cụ thể về công thức tính điểm xét tốt nghiệp chi tiết như sau:
* ĐXTN đối với học sinh được tính theo công thức sau:
* ĐXTN đối với học sinh sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để miễn thi môn ngoại ngữ được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- ĐXTN được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.
- Đối với thí sinh học theo Chương trình GDPT mà trên học bạ có tính ĐTB từng năm học thì được sử dụng điểm này để thay thế cho việc tính ĐTB các môn học tại điểm b khoản 1 Điều này.
- ĐTB các năm học chỉ tính trên những năm học mà thí sinh học theo Chương trình GDPT của Việt Nam.
Hiện nay, tại Điều 41 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, điểm xét tốt nghiệp đang thực hiện theo công thức: ĐXTN = {(Tổng điểm 4 bài thi tốt nghiệp THPT + tổng điểm khuyến khích)/4 x 7 + điểm trung bình cả năm lớp 12 x 3}/10 + điểm ưu tiên. Trong đó: - Tổng điểm 4 bài thi bao gồm: Toán + Văn + Anh + điểm trung bình của bài thi tổ hợp; - Điểm trung bình cả năm lớp 12: Được tính bằng công thức (ĐTB kỳ 1 + ĐTB kỳ 2×2)/3; - Điểm ưu tiên gồm: Điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực. |
Theo Bộ, thay đổi này nhằm đánh giá toàn diện các năng lực của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông năm mới, góp phần đạt được nhiều mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp.
Đề xuất: Sẽ thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 của các địa phương cụ thể ra sao?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định như sau:
Điều 2. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương
1. Kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
2. Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
3. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
4. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
5. Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Như vậy, nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 của các địa phương cụ thể như sau:
[1] Kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ 1 có 18 tuần, học kỳ 2 có 17 tuần).
[2] Kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
[3] Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
[4] Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
[5] Kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Thí sinh có thể bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT của mình cho năm sau được hay không?
Căn cứ Điều 38 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định về bảo lưu điểm thi như sau:
Điều 38. Bảo lưu điểm thi
1. Thí sinh đã dự thi đủ các bài thi/môn thi quy định nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi được bảo lưu điểm thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi năm liền kề tiếp theo. Bài thi/môn thi được bảo lưu điểm thi gồm:
a) Bài thi độc lập đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên;
b) Bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên và các môn thi thành phần của bài thi này đều đạt trên 1,0 (một) điểm;
c) Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên.
2. Thí sinh không sử dụng điểm bảo lưu thì phải thi tất cả các bài thi/môn thi đã đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không có điểm bảo lưu.
Như vậy, theo quy định trên, thí sinh thi tốt nghiệp THPT có thể bảo lưu điểm thi của mình cho năm sau nếu đã dự thi đủ các bài thi/môn thi quy định nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi.
Bài thi/môn thi được bảo lưu điểm thi gồm:
- Bài thi độc lập đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên.
- Bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên và các môn thi thành phần của bài thi này đều đạt trên 1,0 (một) điểm.
- Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.