Bộ Công an đề xuất cho phạm nhân hiến mô, một phần bộ phận cơ thể người?

Bộ Công an đề xuất cho phạm nhân hiến mô, một phần bộ phận cơ thể người? Phạm nhân lao động có được chi trả tiền công không? Mức chi trả là bao nhiêu?

Bộ Công an đề xuất cho phạm nhân hiến mô, một phần bộ phận cơ thể người?

Mới đây, Bộ Công an đã công bố Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), trong đó việc sẽ bổ sung quy định về giải quyết trường hợp phạm nhân có nguyện vọng hiến mô, một phần bộ phận cơ thể con người.

Cụ thể tại Dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) Tại đây, Bộ Công an đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định sau đây:

- Bổ sung quy định về thân nhân của phạm nhân.
- Bổ sung quy định về mô hình, cơ cấu tổ chức trại giam.
- Sửa đổi quy định về tiêu chí, điều kiện bổ nhiệm Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về quyền phạm nhân.
- Sửa đổi, bổ sung quy định khi tiếp nhận người chấp hành án phạt tù cần thu thập thông tin sinh trắc học của phạm nhân trong trường hợp chưa có thông tin.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức lao động cho phạm nhân.
- Bổ sung quy định về tổ chức, lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về sử dụng kết quả lao động của phạm nhân.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về xếp loại chấp hành án phạt tù theo tháng đối với phạm nhân.
- Bổ sung quy định về việc thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc của người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về khen thưởng đối với đội phạm nhân.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ ăn, ở đối với phạm nhân.
- Sửa đổi, bổ sung quy định thời gian thăm gặp thân nhân của phạm nhân.
- Sửa đổi, bổ sung quy định thời gian thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự của phạm nhân.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ liên lạc của phạm nhân.
- Bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội trong quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
- Bổ sung quy định về nghĩa vụ của người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân.
- Bổ sung quy định về giải quyết trường hợp phạm nhân có nguyện vọng hiến mô, một phần bộ phận cơ thể con người.
[...]

Theo đó, Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định mới về giải quyết trường hợp phạm nhân có nguyện vọng hiến mô, một phần bộ phận cơ thể người, đây là một trong những quy định dự kiến tại dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).

Bộ Công an đề xuất cho phạm nhân hiến mô, một phần bộ phận cơ thể người?

Bộ Công an đề xuất cho phạm nhân hiến mô, một phần bộ phận cơ thể người? (Hình từ Internet)

Phạm nhân có những quyền gì theo Luật Thi hành án hình sự?

Căn cứ khoản 1 Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân như sau:

Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân
1. Phạm nhân có các quyền sau đây:
a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
c) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
d) Được lao động, học tập, học nghề;
đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
[....]

Theo đó, phạm nhân có các quyền sau đây:

- Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;

- Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;

- Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;

- Được lao động, học tập, học nghề;

- Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;

- Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;

- Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

- Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

- Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;

- Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.

Phạm nhân lao động có được chi trả tiền công không? Mức chi trả là bao nhiêu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 34 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

Điều 34. Sử dụng kết quả lao động của phạm nhân
1. Kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý được sử dụng như sau:
a) Bổ sung mức ăn cho phạm nhân;
b) Lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù;
c) Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam;
d) Chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân; nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù;
đ) Chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất; chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.
2. Phạm nhân được sử dụng theo quy định số tiền thưởng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và số tiền được nhận quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này hoặc gửi trại giam quản lý và được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù.
[...]

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 17. Sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân
[...]
3. Trích 12% chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất, chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.
a) Trích 10% chi trả một phần công lao động cho phạm nhân lao động trực tiếp;
b) Trích 02% chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.
[...]

Như vậy, phạm nhân lao động được chi trả một phần công lao động khi trực tiếp tham gia lao động sản xuất tại trại giam. Trong đó, phạm nhân lao động được trích chi trả một phần công lao động 10% từ kết quả lao động trực tiếp của phạm nhân.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào