06 nội dung cần bảo đảm thực hiện trong công tác khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024?
06 nội dung cần bảo đảm thực hiện trong công tác khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024?
Căn cứ theo Công văn 1419/KCB-QLCL&CĐT năm 2024 quy định về 06 nội dung cần bảo đảm thực hiện trong công tác khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2 tháng 9 năm 2024 như sau:
(1) Bảo đảm trực đầy đủ theo 4 cấp: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ.
(2) Tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu. Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác.
(3) Tăng cường lực lượng, phương tiện, vật tư y tế để bảo đảm khả năng cao nhất trong việc cứu chữa nạn nhân tai nạn giao thông. Phân công thường trực cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng và khẩn trương ứng phó trong trường hợp cấp cứu tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng, thảm họa tập trung đông người… nếu có tại địa phương.
(4) Bảo đảm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, đuối nước, cảnh bảo tai nạn tại các địa điểm tập trung đông khách du lịch.
(5) Bảo đảm thường trực Đường dây nóng 24/24 để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp, chi viện, ứng cứu trong trường hợp cần thiết. Báo cáo hàng ngày tình hình khám chữa bệnh, cấp cứu Tai nạn giao thông và danh sách ca tử vong trên trang báo cáo trực tuyến cdc.kcb.vn (email hỗ trợ cd.kcb@gmail.com).
(6) Trường hợp có diễn biến đặc biệt như bùng phát dịch bệnh nguy hiểm khác, cấp cứu thảm hoạ, tai nạn hàng loạt, ngộ độc thực phẩm và các trường hợp đặc biệt khác, đề nghị đơn vị có báo cáo khẩn về cơ quan quản lý trực tiếp qua đường dây nóng, đồng thời báo cáo nhanh bằng văn bản về tình hình diễn biến đặc biệt để kịp thời giải quyết.
06 nội dung cần bảo đảm thực hiện trong công tác khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024? (Hình từ Intrnet)
Người hành nghề y được quyền bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như thế nào?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Điều 43. Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng.
3. Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhưng phải báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.
Như vậy, người hành nghề y được quyền bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cụ thể như sau:
- Được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng.
- Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhưng phải báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là gì?
Căn cứ theo Điều 60 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Tổ chức việc sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
- Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.
- Công khai thời gian làm việc và danh sách người hành nghề, thời gian làm việc của từng người hành nghề tại cơ sở.
- Niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023.
- Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
- Tự đánh giá chất lượng và công khai kết quả đánh giá chất lượng theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 58 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
- Chấp hành quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
- Tổ chức lực lượng bảo vệ, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất để bảo đảm an ninh, trật tự phù hợp với hình thức tổ chức, quy mô của cơ sở;
+ Phối hợp với cơ quan công an có thẩm quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Thông báo cơ quan công an có thẩm quyền trên địa bàn để phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ người bệnh là người bị bạo lực, xâm hại.
- Giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp tình trạng bệnh và yêu cầu của người bệnh trong các trường hợp sau đây:
+ Tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
+ Theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh và được sự đồng ý của người hành nghề trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc người trực lâm sàng;
+ Tạm dừng hoặc bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động;
+ Gặp sự cố bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận, điều trị cho người bệnh.
- Tham gia các hoạt động y tế dự phòng theo quy định của pháp luật.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.