Có thể sử dụng đất nông nghiệp kết hợp với các mục đích nào?

Có thể sử dụng đất nông nghiệp kết hợp với các mục đích nào? Việc sử dụng đất nông nghiệp kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu gì?

Có thể sử dụng đất nông nghiệp kết hợp với các mục đích nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 218 Luật Đất đai 2024 quy định về sử dụng đất kết hợp đa mục đích như sau:

Điều 218. Sử dụng đất kết hợp đa mục đích
1. Các loại đất sau đây được sử dụng kết hợp đa mục đích:
a) Đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu;
b) Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
c) Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
d) Đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;
đ) Đất có mặt nước được sử dụng kết hợp đa mục đích theo quy định tại các điều 188, 189 và 215 của Luật này;
e) Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
g) Đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Luật này được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời.
[...]

Theo quy định nêu trên, thì có thể sử dụng đất nông nghiệp kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu.

Có thể sử dụng đất nông nghiệp kết hợp với các mục đích nào?

Có thể sử dụng đất nông nghiệp kết hợp với các mục đích nào? (Hình từ Internet)

Việc sử dụng đất nông nghiệp kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 218 Luật Đất đai 2024 quy định về sử dụng đất kết hợp đa mục đích như sau:

Điều 218. Sử dụng đất kết hợp đa mục đích
[...]
2. Việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Không làm thay đổi loại đất theo phân loại đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 và đã được xác định tại các loại giấy tờ quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trở lại sử dụng đất vào mục đích chính;
c) Không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;
d) Hạn chế ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường;
đ) Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;
e) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;
g) Tuân thủ pháp luật có liên quan.
[...]

Như vậy, việc sử dụng đất nông nghiệp kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Không làm thay đổi loại đất theo phân loại đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 và đã được xác định tại các loại giấy tờ quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2024;

- Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trở lại sử dụng đất vào mục đích chính;

- Không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;

- Hạn chế ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường;

- Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;

- Tuân thủ pháp luật có liên quan.

Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai là hành vi nào?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Đất đai 2024 quy đinh về hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai là các hành vi sau:

[1] Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.

[2] Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.

[3] Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

[4] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.

[5] Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.

[6] Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

[7] Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

[8] Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

[9] Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

[10] Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

[11] Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

Đất nông nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đất nông nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Đang sử dụng đất nông nghiệp tự khai hoang trước 01/7/2014 có được cấp sổ đỏ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được nhận góp vốn để tích tụ đất nông nghiệp được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất nông nghiệp bị thu hồi được đền bù thế nào theo Luật Đất đai 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự, thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân khi hết thời hạn sử dụng đất như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể sử dụng đất nông nghiệp kết hợp với các mục đích nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc tập trung đất nông nghiệp phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp cá nhân đang sử dụng diện tích đất nông nghiệp được giao trước ngày 01/7/2014 nhưng vượt hạn mức giao đất tại thời điểm giao thì làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn giao đất làm muối trong bao lâu? Đối tượng nào được Nhà nước cho thuê đất làm muối để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối?
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại đất nông nghiệp không được cấp Sổ đỏ từ 01/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất nông nghiệp có phải là đất sử dụng ổn định lâu dài không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đất nông nghiệp
Nguyễn Tuấn Kiệt
113 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào