Mẫu sổ tài sản cố định dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất năm 2024?
Mẫu sổ tài sản cố định dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất năm 2024?
Mẫu sổ tài sản cố định dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất năm 2024 đang được áp dụng theo Mẫu số: S11-X tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 70/2019/TT-BTC.
Dưới đây là mẫu sổ tài sản cố định dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất năm 2024:
Tải về mẫu sổ tài sản cố định dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất năm 2024:
Mẫu sổ tài sản cố định dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân xã khóa sổ kế toán sau khi lập báo cáo tài chính có được không?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 5 Thông tư 70/2019/TT-BTC quy định như sau:
Điều 5. Quy định về sổ kế toán
[...]
7. Khóa sổ kế toán
Xã phải khóa sổ kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính
Khóa sổ kế toán là việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ, nhập, xuất, tồn kho.
a) Kỳ khóa sổ kế toán
- Sổ quỹ tiền mặt phải được thực hiện khóa sổ vào cuối mỗi ngày. Sau khi khóa sổ phải thực hiện đối chiếu giữa sổ tiền mặt của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ và tiền mặt có trong két đảm bảo chính xác, khớp đúng. Riêng ngày cuối tháng phải lập Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt, sau khi kiểm kê, Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt được lưu cùng với sổ kế toán tiền mặt ngày cuối cùng của tháng.
- Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc phải được thực hiện khóa sổ vào cuối tháng để đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc; Bảng đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc (có xác nhận của ngân hàng, kho bạc) được lưu cùng Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc hàng tháng.
- Xã phải khóa sổ kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra, xã phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê đột xuất hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
b) Trình tự khóa sổ kế toán
(1) Đối với ghi sổ kế toán trên giấy (thủ công):
Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu trước khi khóa sổ kế toán
[...]
Theo đó, Ủy ban nhân dân xã phải khóa sổ kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm và phải trước khi lập báo cáo tài chính, không được thực hiện sau khi lập báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính của Ủy ban nhân dân xã phải có chữ ký của ai?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 70/2019/TT-BTC quy định như sau:
Điều 7. Báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền của xã. Sau khi kết thúc kỳ kế toán năm, các xã phải khóa sổ và lập báo cáo tài chính.
Thông tin báo cáo tài chính của xã là thông tin cơ sở để tổng hợp thông tin báo cáo tài chính nhà nước cho huyện.
2. Nguyên tắc, yêu cầu lập báo cáo tài chính
a) Nguyên tắc:
Việc lập báo cáo tài chính phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.
Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, phụ trách kế toán xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân của xã. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
b) Yêu cầu:
Báo cáo tài chính phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo biểu mẫu quy định về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và lưu chuyển tiền của xã.
Báo cáo tài chính phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với xã, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán.
Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.
[...]
Như vậy, báo cáo tài chính của Ủy ban nhân dân xã cần phải có chữ ký của người lập báo cáo tài chính, phụ trách kế toán xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân của xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.