Bộ Sách giáo khoa lớp 11 theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT năm học 2024 - 2025?

Bộ Sách giáo khoa lớp 11 theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT năm học 2024 - 2025? Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và thành viên Hội đồng có nhiệm vụ gì?

Bộ Sách giáo khoa lớp 11 theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT năm học 2024 - 2025?

Căn cứ Danh mục sách giáo khoa lớp 11 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 4607/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định bộ Sách giáo khoa lớp 11 theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT năm học 2024 - 2025 gồm 50 sách như sau:

Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa là gì?

Căn cứ Điều 8 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT quy định ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa và hình thức trình bày sách giáo khoa:

Điều 8. Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa và hình thức trình bày sách giáo khoa
1. Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa là tiếng Việt (đối với sách giáo khoa các môn ngoại ngữ và sách giáo khoa các môn tiếng dân tộc thiểu số được sử dụng thêm các ngôn ngữ phù hợp với nội dung môn học), bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp, các chữ viết tắt, các ký hiệu, phiên âm; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
2. Hình thức trình bày sách giáo khoa cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống ký hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ.
3. Tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ trong sách giáo khoa rõ ràng, chính xác, cập nhật, có tính thẩm mỹ, phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi học sinh và chỉ rõ nguồn trích dẫn.
4. Khổ sách, khuôn khổ bát chữ, số dòng trong bát chữ, số chữ trong một dòng, chất lượng giấy in (định lượng, độ trắng, độ đục, độ bóng, độ xuyên thấu), chất lượng và định lượng giấy bìa, chất lượng mực in theo tiêu chuẩn quốc gia về sách.

Theo quy định trên, ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa là tiếng Việt. Trường hợp sách giáo khoa là ngoại ngữ và tiếng dân tộc thiểu số thì được sử dụng thêm các ngôn ngữ phù hợp với nội dung môn học.

Tuy nhiên phải bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp, các chữ viết tắt, các ký hiệu, phiên âm.

Bộ Sách giáo khoa lớp 11 theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT năm học 2024 - 2025?

Bộ Sách giáo khoa lớp 11 theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT năm học 2024 - 2025? (Hình từ Internet)

Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và thành viên Hội đồng có nhiệm vụ gì?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và thành viên Hội đồng như sau:

[1] Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa

- Tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn

- Tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu theo quy định

[2] Thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:

+ Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của Hội đồng

+ Tổ chức thực hiện các hoạt động của Hội đồng

+ Phân công nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng (nội dung phân công được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ làm việc của Hội đồng)

+ Điều hành các cuộc họp của Hội đồng, chủ trì thông qua biên bản làm việc sau mỗi phiên họp của Hội đồng

+ Kiến nghị bổ sung, thay đổi thành viên của Hội đồng (nếu cần)

+ Xử lý theo thẩm quyền các tình huống phát sinh trong quá trình lựa chọn sách giáo khoa

+ Chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục

+ Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng:

+ Thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về các nhiệm vụ được giao

+ Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng:

+ Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc của Hội đồng;

+ Lập biên bản làm việc của Hội đồng;

+ Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng:

+ Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng; trường hợp vắng mặt phải có văn bản báo cáo và được Chủ tịch Hội đồng đồng ý

+ Thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn, các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên, danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào