Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ khám chữa bệnh là khi nào?

Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ khám chữa bệnh là khi nào? Có mấy phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?

Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ khám chữa bệnh là khi nào?

Tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ khám chữa bệnh như sau:

Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn
[...]
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
[...]

Như vậy, thời điểm xuất hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ.

Trường hợp có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền.

Lưu ý: Đối với cơ sở y tế kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh và quản lý viện phí, từng giao dịch khám, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ chụp, chiếu, xét nghiệm có in phiếu thu tiền (thu viện phí hoặc tiền khám, xét nghiệm) và có lưu trên hệ thống công nghệ thông tin nếu khách hàng (người đến khám, chữa bệnh) không có nhu cầu lấy hóa đơn thì:

Cuối ngày cơ sở y tế căn cứ thông tin khám, chữa bệnh và thông tin từ phiếu thu tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các dịch vụ y tế thực hiện trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở y tế xuất hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.

Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ khám chữa bệnh là khi nào?

Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ khám chữa bệnh là khi nào? (Hình từ Internet)

Có mấy phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?

Tại Điều 30 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cụ thể như sau:

Điều 30. Phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo các phương thức sau đây:
a) Thanh toán theo định suất là thanh toán theo mức phí được xác định trước theo phạm vi dịch vụ cho một đầu thẻ đăng ký tại cơ sở cung ứng dịch vụ y tế trong một khoảng thời gian nhất định;
b) Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa trên chi phí của thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng cho người bệnh;
c) Thanh toán theo trường hợp bệnh là thanh toán theo chi phí khám bệnh, chữa bệnh được xác định trước cho từng trường hợp theo chẩn đoán.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, có 03 phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm:

(1) Thanh toán theo định suất;

(2) Thanh toán theo giá dịch vụ;

(3) Thanh toán theo trường hợp bệnh.

Trẻ em bao nhiêu tuổi được ưu tiên khám chữa bệnh?

Tại khoản 2 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định đối tượng ưu tiên khám chữa bệnh:

Điều 3. Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
5. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
6. Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, trẻ em dưới 06 tuổi sẽ được ưu tiên khám chữa bệnh.

Hóa đơn điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hóa đơn điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn theo Nghị định 123?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử sai địa chỉ theo Nghị định 123 và Thông tư 78?
Hỏi đáp Pháp luật
05 bước hủy hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót theo Thông tư 78 cập nhật mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về viết tắt trên hóa đơn điện tử? Hóa đơn được cơ quan thuế cấp mã phải đảm bảo yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều chỉnh nhiều hóa đơn điện tử của cùng một khách hàng thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ khám chữa bệnh là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn bán lẻ có được tính vào chi phí được trừ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ công nghệ thông tin là khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hóa đơn điện tử
Lương Thị Tâm Như
407 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào