Đáp án tuần 1 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024?

Đáp án tuần 1 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024? Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo nguyên tắc nào?

Đáp án tuần 1 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024?

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 được tổ chức từ 1/9/2024 đến 30/9/2024.

Tuần 1 bắt đầu từ 8h00’ ngày 01/9/2024 đến trước 17h00’ ngày 08/9/2024. Dưới đây là đáp án tuần 1 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024:

Câu 1: Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc ở doanh nghiệp nhà nước được Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định như sau:

- Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức hội nghị đối thoại với người lao động, tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp theo định kỳ hằng năm.

- Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

- Tổ chức đối thoại theo yêu cầu của một hoặc các bên hoặc trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật để chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

Câu 2: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình: Người lao động chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; chủ động, tích cực phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc xác minh, kiểm tra, giám sát đối với các nội dung mà mình đã kiến nghị, đề nghị.

Câu 3: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đề xuất nội dung trong trường hợp sau đây được đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định: Công dân cư trú tại thôn, tổ dân phố có sáng kiến đề xuất không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội, được ít nhất là 10% tổng số hộ gia đình tại thôn, tổ dân phố đồng thuận.

Câu 4: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, số lượng thành viên của Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn được quy định như sau: Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 người.

Câu 5: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm triệu tập và chủ trì hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư

Câu 6: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định nội dung người lao động giám sát như sau: Người lao động giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành và những người có thẩm quyền khác của doanh nghiệp.

Câu 7: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:

- Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ban Chấp hành Công đoàn và tại hội nghị người lao động của doanh nghiệp nhà nước.

- Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do Ban Chấp hành Công đoàn tại doanh nghiệp trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.

- Căn cứ vào nghị quyết hội nghị người lao động của doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình công tác theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.

Câu 8: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư: Kiểm tra, theo dõi việc tổ chức thực hiện quyết định của cộng

Câu 9: Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân có quyền gì trong thực hiện dân chủ ở cơ sở: Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

Câu 10: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

Câu 11: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung của hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bao gồm những gì:

- Kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị;

- Thực hiện các nội dung về công khai thông tin; lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về những nội dung quy định tại Điều 53 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện các công việc khác theo quyết định của hội nghị.

- Đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác hằng năm; tổng kết phong trào thi đua, xét khen thưởng và bàn, thống nhất nội dung thi đua năm tiếp theo; thống nhất nội dung giao ước thi đua; thảo luận và quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;

Câu 12: Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm nào? Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2023

Câu 13: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định những nội dung nào doanh nghiệp nhà nước phải công khai?

- Quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

- Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động.

- Tình hình sản xuất, kinh doanh hoặc tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan.

Câu 14: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thành viên của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng bao gồm: Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án.

Câu 15: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, mỗi hộ gia đình được phát 01 phiếu lấy ý kiến biểu quyết về các nội dung do Nhân dân bàn và quyết định

Câu 16: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thời gian lấy ý kiến của Nhân dân trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định là: Ít nhất là 20 ngày kể từ ngày công khai nội dung lấy ý kiến.

Câu 17: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, chế độ báo cáo của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau: Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp hàng quý, 06 tháng và năm hoặc khi có yêu cầu; báo cáo hằng năm tại hội nghị người lao động.

Câu 18: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, điều kiện để tổ chức biểu quyết trực tuyến tại thôn, tổ dân phố để Nhân dân bàn và quyết định bao gồm:

- Nội dung các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thống nhất với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố về việc không cần thiết tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư hoặc phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình.

- Được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.

- Đại diện các hộ gia đình có thiết bị điện tử hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet để thực hiện biểu quyết trực tuyến và phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương.

Câu 19: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, tiêu chuẩn của thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:

- Không đồng thời là người đại diện có thẩm quyền, thành viên ban lãnh đạo, điều hành, kế toán trưởng của doanh nghiệp.

- Thành viên Ban Thanh tra nhân dân là người đang làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong doanh nghiệp, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ.

- Có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân.

Câu 20: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị khi tham gia ý kiến quy định như sau: Tích cực, gương mẫu đóng góp, tham gia ý kiến làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền quyết định; theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đối với các nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quá trình tổ chức thực hiện quyết định về các nội dung này.

Đáp án tuần 1 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024?

Đáp án tuần 1 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024? (Hình từ Internet)

Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:

- Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.

Công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở có quyền gì?

Căn cứ Điều 5 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:

- Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

- Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào