Điểm chuẩn Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2024?
Điểm chuẩn Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2024?
Chiều ngày 17/8, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã họp và công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Điểm trúng tuyển các ngành cụ thể như sau:
Lưu ý: Điểm trúng tuyển được tính bằng tổng điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển, không nhân hệ số, đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng (nếu có).
Điểm chuẩn Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2024? (Hình từ Internet)
Hiện nay có mấy phương thức tổ chức đào tạo trình độ đại học?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế Đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về phương thức tổ chức đào tạo như sau:
Điều 3. Phương thức tổ chức đào tạo
1. Đào tạo theo niên chế:
a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại;
b) Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký học lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo;
c) Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải học cùng sinh viên khóa sau để học lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.
2. Đào tạo theo tín chỉ:
a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
b) Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
c) Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
[...]
Theo quy định nêu trên, thì hiện nay có 02 phương thức tổ chức đào tạo trình độ đại học gồm:
- Đào tạo theo niên chế: là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khóa học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại.
- Đào tạo theo tín chỉ: là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo.
Đề án tuyển sinh của các trường đại học gồm những nội dung chủ yếu gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, thì đề án tuyển sinh của các trường đại học gồm những nội dung chủ yếu dưới đây:
- Thông tin giới thiệu về cơ sở đào tạo, các ngành và chương trình đào tạo, gồm:
+ Thông tin về quyết định mở ngành, ngôn ngữ đào tạo.
+ Đội ngũ giảng viên.
+ Điều kiện học tập và nghiên cứu.
+ Văn bằng tốt nghiệp.
+ Kết quả kiểm định chất lượng.
+ Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp (trên tổng số nhập học) và tỉ lệ có việc làm phù hợp trình độ chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp (theo Phụ lục 3 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT).
- Thông tin đầy đủ về chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học; chính sách học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tài chính, chỗ ở ký túc xá và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác dành cho người học.
- Kế hoạch tuyển sinh và phạm vi tuyển sinh các đợt trong năm (trong đó đợt 1 tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy phải phù hợp với kế hoạch chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành), gồm:
+ Quy định về đối tượng và điều kiện tuyển sinh.
+ Phương thức tuyển sinh.
+ Tổ hợp xét tuyển.
+ Chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành, chương trình đào tạo.
+ Quy trình, thủ tục đăng ký dự tuyển và các thông tin cần thiết khác cho thí sinh.
- Các phương án xử lý rủi ro khi triển khai công tác tuyển sinh và cam kết trách nhiệm của cơ sở đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.