Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Hà Nội 2025 (HSA) như thế nào? Hướng dẫn làm đề thi đánh giá năng lực Hà Nội 2025?
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Hà Nội 2025 (HSA) như thế nào?
Theo Đề tham khảo 2025 Bài thi đánh giá năng lực của Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội Tải về thì cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Hà Nội 2025 (HSA) như sau:
Phần 1 (Toán học và xử lí số liệu/Tư duy định lượng): 75 phút, 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và 15 câu hỏi điền đáp án, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm); thang điểm: 50.
Phần 2 (Văn học - Ngôn ngữ/Tư duy định tính): 60 phút, 50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn) trong đó có 25 câu hỏi đơn và 5 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm); thang điểm: 50.
Phần 3 (Khoa học hoặc Tiếng Anh): 60 phút, 50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và điền đáp án, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm), thang điểm: 50.
Thí sinh lựa chọn thi Khoa học hoặc Tiếng Anh:
- Phần thi Khoa học thí sinh chọn 3 trong tổng số 5 chủ đề: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Mỗi chủ đề có từ 16 đến 17 câu hỏi, trong đó có các câu hỏi đơn và từ 1 đến 2 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 3 câu hỏi.
Trong một lựa chọn, hai chủ đề thuộc cùng lĩnh vực (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội) có 17 câu hỏi/1 chủ đề, chủ đề còn lại có 16 câu hỏi. Các chủ đề thi về Vật lí, Hóa học, Sinh học có tối thiểu 01 câu hỏi điền đáp án/1 chủ đề.
- Phần thi Tiếng Anh gồm 50 câu hỏi câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn trong đó có 35 câu hỏi đơn và 3 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp, diễn đạt trong văn bản viết, đọc hiểu văn bản, tình huống…
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Hà Nội 2025 (HSA) như thế nào? Hướng dẫn làm đề thi đánh giá năng lực Hà Nội 2025? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn làm bài thi đánh giá năng lực Hà Nội 2025 (HSA)?
Theo Đề tham khảo 2025 Bài thi đánh giá năng lực của Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội Tải về hướng dẫn làm bài thi đánh giá năng lực Hà Nội 2025 (HSA) như sau:
- Bài thi đánh giá năng lực (HSA) thực hiện thi trên máy tính. Thí sinh làm bài lần lượt từ phần 1 đến phần 3.
Trong mỗi phần có 50 câu hỏi chấm điểm nhưng vẫn có thể kèm thêm 1-2 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm.
Các câu hỏi thử nghiệm được trộn vào các phần một cách ngẫu nhiên và thí sinh không biết là câu hỏi nào. Các phần thi có câu hỏi thử nghiệm thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm 1-3 phút.
- Đối với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn: Thí sinh lựa chọn một đáp án đúng duy nhất (A, B, C, D) cho mỗi câu hỏi. Đối với các câu hỏi điền đáp án: Thí sinh điền đáp án tìm được vào ô trống tương ứng của câu hỏi thi (không điền đơn vị).
- Đề thi HSA không sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó mà được xáo trộn một cách ngẫu nhiên. Để đạt kết quả tốt thí sinh phải kiểm soát tốt, phải biết cách phân phối thời gian đọc hiểu đầu bài, đọc hướng dẫn trước khi lựa chọn đáp án.
Với mỗi phần, hãy phân chia tổng thời gian của từng phần chia cho số câu hỏi của phần đó để xác định thời gian cần thiết hoàn thành phần thi. Nếu có thể, tiết kiệm thời gian của từng câu hỏi để xem lại toàn bộ các phương án đã trả lời, làm lại các câu hỏi khó trong hợp phần đó trước khi chuyển sang phần kế tiếp.
- Thời gian làm bài của mỗi phần được tính đủ để thí sinh kết thúc các câu hỏi. Tuy nhiên, nếu gặp phải một câu hỏi quá khó thì hãy làm câu hỏi tiếp theo sau đó trở lại câu hỏi đó nếu còn thời gian. Cần lưu ý là thí sinh đang làm bài ở phần nào thì không thể quay lại làm các câu hỏi ở phần trước đó.
- Trước khi bắt đầu mỗi phần, hãy đọc cẩn thận hướng dẫn trả lời; xem xét tất cả các câu trả lời và chọn đáp án thấy phù hợp nhất với câu hỏi. Thí sinh có thể làm nháp và lựa chọn đáp án mà bạn cảm thấy đúng nhất trong số các đáp án đã cho. Nếu không tìm thấy đáp án, hãy đọc lại đề bài và xem lại phương án trả lời.
Với các câu hỏi dễ cần kết thúc nhanh để dành thời gian cho các câu hỏi khó hơn. Sau khi hoàn thành câu hỏi dễ, hãy quay lại kiểm tra các câu hỏi khó trước khi chuyển sang làm phần tiếp theo.
- Khi trở lại với câu hỏi khó, hãy cố gắng phát huy tư duy logic để loại những đáp án không đúng. So sánh các câu trả lời đã chọn với các câu còn lại và tìm hiểu xem chúng khác nhau ở điểm gì? Sự khác biệt này có thể gợi ý cho câu trả lời đúng. Hãy loại trừ các câu trả lời sai nhiều nhất có thể, sau đó có thể lựa chọn đáp án dựa trên những mối liên hệ giữa đáp án và đầu bài.
Đạt kết quả cao kỳ thi đánh giá năng lực thì có được miễn thi tất cả các bài thi tốt nghiệp THPT 2025?
Theo quy định Điều 36 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thì đạt kết quả cao kỳ thi đánh giá năng lực không mặc nhiên được miễn thi tất cả các bài thi tốt nghiệp THPT 2024. Chỉ những đối tượng đạt kết quả cao kỳ thi đánh giá năng lực thuộc các trường hợp dưới đây mới được miễn tất cả các bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT, gồm:
- Người được triệu tập tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Olympic khu vực các môn văn hóa được miễn thi tất cả các bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12;
+ Xếp loại cả năm lớp 12 đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực từ loại khá trở lên;
+ Có tên trong danh sách miễn thi của Bộ GDĐT.
- Người trong đội tuyển tham gia các cuộc thi Olympic quốc tế hoặc Olympic khu vực về khoa học kỹ thuật, văn hóa - văn nghệ được miễn thi tất cả các bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12;
+ Xếp loại cả năm lớp 12 đạt hạnh kiểm và học lực từ loại trung bình trở lên;
+ Có tên trong công văn đề nghị miễn thi và xác nhận tham dự tập huấn và dự thi đúng quy định của cơ quan tuyển chọn gửi đến sở GDĐT trước ngày thi tốt nghiệp THPT.
- Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, bản thân bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Đối với người khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung: Học hết chương trình THPT; đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT; có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Đối với người khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung: Được Hiệu trưởng trường phổ thông nơi đăng ký học tập xác nhận kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân từng năm ở cấp THPT; có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Đối với người hoạt động kháng chiến, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: Học hết chương trình THPT; đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT; có giấy xác nhận bị nhiễm chất độc hóa học và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Do đó trong trường hợp người thi đánh giá năng lực thuộc các trường hợp nêu trên thì có thể được miễn thi tất cả các môn thi THPT.
Ngược lại nếu như người thi đánh giá năng lực không thuốc các trường hợp nêu trên thì sẽ không phải là đối tượng được miễn thi. Nên sẽ không được miễn thi các môn thi THPT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.