Đề xuất chi tới 5 triệu đồng cho người báo tin vi phạm giao thông?

Đề xuất chi tới 5 triệu đồng cho người báo tin vi phạm giao thông? Nội dung chi đặc thù bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của địa phương gồm những gì?

Đề xuất chi tới 5 triệu đồng cho người báo tin vi phạm giao thông?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Dự thảo Nghị định Quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe

Tải về đề xuất mức chi kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:

Điều 5. Mức chi
1. Mức chi cho một số nội dung quy định tại Điều 4 Nghị định này thực hiện như sau:
a) Chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm triển khai thực hiện nhiệm vụ, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: Không quá 1.000.000 đồng/01 tham luận phục vụ hội nghị, hội thảo, tọa đàm; tiền thuê hội trường không quá 200.000.000 đồng/01 cuộc; chi đại biểu tham dự họp (chủ trì: 500.000 đồng/người; thành viên tham dự: 200.000 đồng/người);
b) Chi tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về trật tự, an toàn giao thông: Chi hỗ trợ tham dự tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng 200.000 đồng/01 học viên/01 ngày; 500.000 đồng/01 giảng viên/01 ngày;
c) Chi thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông:
Trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng: Chi hỗ trợ không quá 10.000.000 đồng/người bị tử vong; không quá 5.000.000 đồng/người bị thương nặng;
Trong dịp Tết Nguyên đán, “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”: Chi thăm hỏi không quá 5.000.000 đồng/người đối với nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn;
d) Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm tối đa 200.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22h00 đêm hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau), tối đa không quá 10 ca/tháng;
đ) Mức chi bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mức chi 100.000 đồng/ca/người, tối đa không quá 15 ca/tháng; tại thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng mức chi 100.000 đồng/ca/người, tối đa không quá 10 ca/tháng; tại thành phố Cần Thơ mức chi 100.000 đồng/ca/người, tối đa không quá 05 ca/tháng;
e) Mức chi mua tin của mỗi vụ việc bằng 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân nhưng không quá 5.000.000 đồng;
g) Mức chi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Không quá 2.000.000.000 đồng/01 luật, pháp lệnh, nghị quyết; không quá 500.000.000 đồng/01 nghị định.
h) Mức chi khảo sát, đánh giá chính sách về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: Không quá 200.000.000 đồng/01 nhiệm vụ;
i) Mức chi thống kê, số hóa dữ liệu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: 5.000 đồng/01 trang A4;
k) Mức chi hỗ trợ cho người thực hiện kiểm tra công tác xử lý vi phạm hành chính, tuần tra kiểm soát trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: 300.000 đồng/người/01 ngày;
l) Mức chi cho tập thể, cá nhân đã cung cấp thông tin có giá trị giúp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: Không quá 5.000.000 đồng/01 vụ việc.
m) Mức chi khác cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
2. Đối với nội dung chi mà chưa có quy định về mức chi, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Công an, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định áp dụng mức chi của các nhiệm vụ, nội dung chi có tính chất tương tự đã được cấp có thẩm quyền quy định, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, trong phạm vi dự toán được giao và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Như vậy, mức chi cho người báo tin vi phạm giao thông gồm:

- Mức chi mua tin vi phạm giao thông của mỗi vụ việc bằng 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân nhưng không quá 5.000.000 đồng;

- Mức chi cho tập thể, cá nhân đã cung cấp thông tin vi phạm giao thông có giá trị giúp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: Không quá 5.000.000 đồng/01 vụ việc.

- Mức chi khác cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.

Đề xuất chi tới 5 triệu đồng cho người báo tin vi phạm giao thông?

Đề xuất chi tới 5 triệu đồng cho người báo tin vi phạm giao thông? (Hình từ Internet)

Nội dung chi đặc thù bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của địa phương gồm những gì?

Theo khoản 4 Điều 4 Dự thảo Nghị định Quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe Tải về đề xuất nội dung chi đặc thù bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của địa phương gồm:

- Chi xây dựng kế hoạch và biện pháp phối hợp các ban, ngành và chính quyền các cấp (bao gồm cả cấp xã) trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

+ Chi thực hiện quá trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông;

+ Chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm;

+ Chi bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ trực tiếp xử lý ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong giờ cao điểm (buổi sáng từ 6h30 đến 8h30, buổi chiều từ 16h30 đến 18h30) tại các thành phố trực thuộc trung ương;

- Chi xây dựng các chương trình, đề án về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhân rộng các mô hình điểm về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;

- Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, các tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn, công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra;

- Chi khắc phục sự cố bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông;

- Trường hợp địa phương thành lập Ban an toàn giao thông tại quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

Nội dung chi bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định, bảo đảm phù hợp trên cơ sở nội dung quy định tại Nghị định này;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ trực tiếp công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm báo tin ngay cho cơ quan nào?

Theo khoản 2 Điều 80 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

Điều 80. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ
[...]
2. Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
b) Báo tin ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
[...]

Theo đó, người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm báo tin ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào