Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức quản lý thị trường hiện nay là bao nhiêu?
Ngạch công chức quản lý thị trường gồm các chức danh nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định như sau:
Điều 10. Công chức Quản lý thị trường
1. Công chức Quản lý thị trường là người được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ nhiệm vào ngạch công chức Quản lý thị trường.
2. Các ngạch công chức Quản lý thị trường:
a) Kiểm soát viên cao cấp thị trường;
b) Kiểm soát viên chính thị trường;
c) Kiểm soát viên thị trường;
d) Kiểm soát viên trung cấp thị trường.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BCT quy định như sau:
Điều 3. Mã số ngạch công chức Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên cao cấp thị trường Mã số: 21.187
2. Kiểm soát viên chính thị trường Mã số: 21.188
3. Kiểm soát viên thị trường Mã số: 21.189
4. Kiểm soát viên trung cấp thị trường Mã số: 21.190
Theo đó, ngạch công chức quản lý thị trường gồm:
- Kiểm soát viên cao cấp thị trường, Mã số: 21.187
- Kiểm soát viên chính thị trường, Mã số: 21.188
- Kiểm soát viên thị trường, Mã số: 21.189
- Kiểm soát viên trung cấp thị trường, Mã số: 21.190
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức quản lý thị trường hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức quản lý thị trường hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Tiểu mục a Mục 2 Thông tư liên tịch 12/2006/TTLT-BTM-BNV-BTC quy định như sau:
II. Mức phụ cấp ưu đãi và cách tính:
a) Mức phụ cấp ưu đãi được qui định như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi 25% áp dụng đối với Kiểm soát viên thị trường (mã số 21.189); Kiểm soát viên trung cấp thị trường (mã số 21.190); Nhân viên kiểm soát thị trường (mã số 21.217).
Mức phụ cấp ưu đãi 20% áp dụng đối với Kiểm soát viên chính thị trường (mã số 21.188).
Mức phụ cấp ưu đãi 15% áp dụng đối với Kiểm soát viên cao cấp thị trường (mã số 21.187).
b) Cách tính:
Mức phụ cấp ưu đãi được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung(nếu có).
[...]
Như vậy, mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức quản lý thị trường hiện nay được xác định như sau:
- Kiểm soát viên cao cấp thị trường: bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Kiểm soát viên chính thị trường: bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Kiểm soát viên thị trường: bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Kiểm soát viên trung cấp thị trường: bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Công chức quản lý thị trường không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Tiểu mục c Mục 3 Thông tư liên tịch 12/2006/TTLT-BTM-BNV-BTC quy định như sau:
III. Nguyên tắc áp dụng:
a) Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại khoản 1, Mục I Thông tư này là những người được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm vào các ngạch công chức quản lý thị trường;
b) Người được bổ nhiệm vào ngạch công chức quản lý thị trường nào thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của ngạch công chức đó;
c) Đối tượng nêu tại khoản 1, Mục I Thông tư này không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong các trường hợp sau:
- Thời gian công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Thời gian học tập trung trong nước từ ba tháng liên tục trở lên.
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ một tháng liên tục trở lên.
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời gian quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiện hành của Nhà nước.
- Thời gian bị đình chỉ công tác.
Theo quy định trên, công chức quản lý thị trường sẽ không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
- Thời gian công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
- Thời gian học tập trung trong nước từ ba tháng liên tục trở lên.
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ một tháng liên tục trở lên.
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời gian quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiện hành của Nhà nước.
- Thời gian bị đình chỉ công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.