Mẫu giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng mới nhất 2024?

Mẫu giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng mới nhất 2024? Văn phòng công chứng hoạt động trong bao lâu thì được phép chuyển nhượng?

Mẫu giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng mới nhất 2024?

Mẫu giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng mới nhất 2024 đang được áp dụng theo Mẫu TP-CC-19-sđ ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP thay thế Mẫu TP-CC-19 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT- BTP.

Dưới đây là mẫu giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng mới nhất 2024:

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/04072024/dang-ky-hoat-dong-van-phong-cong-chung.jpg

Tải về mẫu giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng mới nhất 2024:

Tại đây

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/05072024/van-phong-cong-chung%20(3).jpg

Mẫu giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Người đại diện theo pháp luật của văn phòng công chứng có bắt buộc phải là công chứng viên không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 quy định như sau:

Điều 22. Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Theo đó, người đại diện theo pháp luật của văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

Vậy nên, người đại diện theo pháp luật của văn phòng công chứng bắt buộc phải là công chứng viên.

Văn phòng công chứng hoạt động trong bao lâu thì được phép chuyển nhượng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

Điều 29. Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm.
Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.
2. Công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng;
b) Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;
c) Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chuyển nhượng Văn phòng công chứng.

Theo quy định trên, văn phòng công chứng phải hoạt động ít nhất trong 02 năm thì mới được phép chuyển nhượng.

Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Luật Công chứng 2014, văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập khi thuộc các trường hợp dưới đây:

- Văn phòng công chứng không thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định.

- Hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động mà Văn phòng công chứng chưa bắt đầu hoạt động.

- Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường hợp toàn bộ các công chứng viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng.

- Văn phòng công chứng chỉ còn một công chứng viên hợp danh và không bổ sung được thành viên hợp danh mới trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày thiếu công chứng viên hợp danh.

- Toàn bộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng bị miễn nhiệm chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

- Văn phòng công chứng không bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động theo quy định Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào